14.00
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Món trứng sam rán với lòng đỏ trứng gà vàng ruộm, ngon mắt và rất bổ dưỡng.
Nhận lời người bạn thân quê xã Minh Châu (Vân Đồn), chúng tôi đã bố trí thời gian ra đảo thưởng thức món trứng sam rán tuyệt ngon vào một ngày đầu hè.
Hôm ấy, chuyến đi biển của người bạn ngư dân “xịn” ở Minh Châu có thêm đôi sam biển. Thoạt nhìn, sam giống chiếc mũ sắt úp, phần mai rất dày và cứng. Ở phần đuôi sam có gờ mặt lưng, hình tam giác. Sam có 6 đôi chân, 4 mắt, trong đó có hai mắt lồi ra ở bên thân và hai mắt còn lại ở trên đầu nằm sát vào nhau. Vì thế mà ở nhiều nơi, sam biển còn được dân địa phương gọi là “xe tăng biển” hay “mũ sắt”.
Sam biển sống thành từng cặp, đi đâu cũng có 1 con đực, 1 con cái song hành. Mỗi cặp sam thường đẻ nhiều trứng. Theo câu chuyện của ngư dân Nguyễn Văn Huyên (thôn Ninh Hải, xã Minh Châu), người có nhiều năm kinh nghiệm đi khơi, kể: Ngư dân vùng biển Vân Đồn không lạ gì với sam.
Xưa sam có rất nhiều ở vùng biển Minh Châu, Quan Lạn. Vào mùa sinh sản, từng đôi sam dạt vào chương cát đẻ trứng. Chỉ cần chèo thuyền vớt hoặc chờ nước cạn có thể dễ dàng bắt ngay tại chương cát. Nhưng nhiều người không buồn mang về bởi sam ít thịt và khó làm thịt, dễ gây ngộ độc.
Ngày nay, sam biển dần ít đi, đánh bắt sam cũng khó hơn. Để đánh bắt sam, ngư dân phải tính con nước và định ngày ra khơi, thả lưới kéo sam.
Việc đánh bắt sam cũng có những câu chuyện thú vị. Dù sam cái mới cho trứng nhưng người dân biển chỉ chọn ăn những con sam cái đi có cặp vì như thế trứng mới ngon và lành. Còn nếu bắt được sam đi riêng lẻ thì người dân biển sẽ thả ngay xuống biển không chỉ bởi trọng truyền thuyết mà vì những con sam đó rất độc.
Để chế biến trứng sam rán không quá khó nhưng cần phải cẩn thận, lành nghề trong thịt sam lấy trứng cho chuẩn, đúng cách nhất. Sam biển cho trứng nhiều, béo và ngon nhất là vào dịp tháng 5 – 6. Đây là mùa sinh sản, sam thường đi thành đôi. Sam cái thường to hơn, đạt trọng lượng khoảng 3 – 4 kg thậm chí hơn. Sam cái ngon là sam to, phần bụng dưới mai căng, dày, chứa đầy trứng.
Sam biển sau khi rửa sạch để ráo, đầu bếp sẽ cắt tiết sam rồi dùng dao sắc tách đôi sam từ phần đuôi để lấy phần thịt sam, gan sam, mái chèo… Phần trứng sam nằm ngay dưới phía lớp mai lớn phần đầu, đầu bếp chỉ cần lật ngửa sam, lấy dao sắc rạch sát mai rồi lấy thìa múc trứng sam ra.
Lưu ý khi làm cần khéo léo bỏ ruột, không làm dập gan sam, đặc biệt, nếu con sam nào ăn sứa biển, người chế biến cần loại bỏ ngay gan, ruột bởi nó dễ gây ngộ độc.
Các món chế biến từ sam, đặc biệt trứng sam rán là món ăn ngon, mát và rất bổ dưỡng, chế biến không cầu kỳ. Trứng sam sau khi lấy ra để riêng cho vào nước rửa sạch, để ráo sau đó rải đều ra mâm hay rổ, dội qua một lượt nước sôi để trứng sam kết lại thành dạng miếng hay bánh.
Với ngư dân vùng biển, trứng sam cứ thế thả vào rán giòn, thơm nức là đạt. Ngoài ra, trứng sam rán có thể được chế biến cầu kỳ hơn khi trộn lòng đỏ trứng gà, nêm nếm gia vị tăng độ kết dính, độ ngậy rồi mới cho vào rán. Trứng sam được rán cho tới khi vàng vàng ruộm, thơm nức.
Trứng sam rất ngậy, dẻo, thơm hòa cùng độ ngậy, màu vàng đẹp mắt của trứng gà, giúp món ăn càng ngon. Trứng sam rán rất bổ dưỡng, nhiều đạm, người dân miền biển thường ăn kèm mắm ớt cay và các loại rau, gia vị cay nóng, tránh lạnh bụng.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch