Đến xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn – Tỉnh Yên Bái) thời điểm giữa mùa lúa chín, khắp thung lũng một màu vàng rực. Cả vùng không gian vương vít hương thơm của nếp Tan, hương thơm đậu vào từng cành cây, ngọn cỏ.
Đến xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn – Tỉnh Yên Bái) thời điểm giữa mùa lúa chín, khắp thung lũng một màu vàng rực. Cả vùng không gian vương vít hương thơm của nếp Tan, hương thơm đậu vào từng cành cây, ngọn cỏ. Tuy mới cuối thu mà không khí se lạnh, hơi lạnh tỏa ra từ ba ngọn núi xung quanh: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Nhưng trên những thửa rương bên suối Nậm Lùng và ven quốc lộ 32 đã thấy thấp thoáng màu áo chàm đen của người dân đi gặt lúa. Từ lâu ở địa phương đã lưu truyền câu chuyên dân gian về nếp tan lả. Chuyện kể: Có một tộc người Thái được tiên hiện ra cho một cóng thóc quý và dặn phải tìm được một mảnh đất thích hợp đẻ gieo trồng thì hạt mới mọc thành cây lúa và cho nhiều gạo dẻo thơm. Vâng lời tiên dạy, tộc người Thái đi khắp vùng Tây Bắc, đến đâu thấy đất tốt đều gieo trồng thử nhưng nơi thì hạt không nảy mầm, chỗ thì lúa không trổ bong hoặc có hạt thì chẳng dẻo thơm như lời tiên dạy. Một ngày kia đoàn người Thái tới chân đèo Khau Phạ, dưng chân xuống suối Mường Lùng uống nước. Thấy dòng suối mát thơm và ngọt lịm, ngẩng mặt lên là thung lũng tươi tốt. Già làng của tộc người quyết định ở lại vỡ ruộng trồng lúa.Tuy nhiên thóc tiên gieo xuống đã nhanh nảy mầm lại rất tốt, cuối vụ bông nào bông nấy to như đuôi trâu, đem vào cối giã cho hạt gạo trắng trong và thơm phức, đưa vào chõ gỗ mà xôi thì dẻo thơm lạ kỳ. Điều lạ nữa là ăn vào con trai khỏe mạnh, vạm vỡ, bước chân băng rừng lội suối không biết mệt mỏi; con gái nước da trắng hồng, mái tóc dài và đen nhánh, miệng cười tươi như hoa rừng mùa xuân. Cũng từ đấy, tan lả gắn bó với người dân Tú Lệ và tiếng thơm của nó cũng bay xa đến chin bản mười mường. Giải thích về vấn đề này, anh Nguyễn Hợp Đoàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, Chủ nhiệm dự án khoa học về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng giống lúa nếp Tú Lệ cho rằng: sở dĩ gạo nếp Tú Lệ dẻo, thơm ngon vì được gieo trồng trên một nền đất hiếm, tầng phong hóa mỏng, nồng độ ka li cao, thung lũng Tú Lệ lại nằm gọn giữa ba ngọn núi nên biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn, thời gian đêm dài hon ngày. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng mạch tinh bột Aminôtécpin, quết định sự dẻo tí thơm của hạt gạo. Thêm nữa là cấu tượng của đất Tú Lệ tơi xốp, dễ thấm nước và khí hậu trong lành nên sản xuất lúa phải thâm canh, vì vậy nếp Tan Tú Lệ được coi la gạo sạch. Nếp Tan lả được người Thái Tú Lệ chế biến thành nhiều món ăn mang đạc trưng địa phương để giới thiệu với khách, nhất là trong lễ hội Lồng Tồng cúng trời đất mỗi độ xuân về. Cốm làm từ nếp non, gói trong lá dong xanh như tăng thêm màu xanh của cốm và tỏa mì thơm ngậy của sữa lúa, có thể sánh với cốm lang Vòng Hà Nội.”Khẩu hang” là lúa đỏ đuôi, cắt về đem rang khô và xay giã thành gạo, đồ trong chõ gỗ vừa chóng chín lại có mùi thơm của xôi nếp cùng cốm xanh. Riêng xôi nếp Tú Lệ dẻo thơm mà cầm trên tay không bị dính như xôi từ một số loại nếp khác, bề mặt hạt xôi có lớp dầu làm nên vị béo ngậy hiếm có. Thế nên người Thái Tú Lệ ăn xôi nếp quanh năm không chán và cây nếp Tan cứ theo chân bao thế hệ xuống đồng để còn mãi đến bây giờ. Thị tứ Tú Lệ suốt ngày nhộn nhịp người và xe. Người từ các bản Phạ trên, Phạ dưới, bản Pom Ban, Nước nóng,…kéo ra; khách theo xe từ huyện Mù cang Chải, thành phố Yên Bái, Thị xã Nghĩa Lộ đến. Những phụ nữ Thái, áo cỏm, váy đen, mái tóc búi cao bên quẩy tấu đựng đầy thóc gạo nếp mới thiết tha mời chào. Hầu như khách đã qua đây không ai bỏ lỡ dịp thưởng thức món xôi nóng ăn cùng thịt nướng và nhâm nhi chen rượu cất tư nếp quý. Và cũng không quên mua quà cho người nhà cả chục gói cốm cùng đôi ba yến gạo đặc sản. Thương gia thì đã có hệ thống đại lý thu gom và vận chuyển bằng xe tải đến nơi tiêu thụ. Nếp Tan lả Tú Lệ sẽ có thương hiệu và có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường không kém gì gạo Nàng hương của Nam Bộ hay Tám thơm Nam Định, gạo Mường Thanh, Mường Lò.