Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Tại An Giang, du lịch cộng đồng tập trung khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer…. Trong đó đời sống văn hóa đồng bào Chăm An Giang hay Chăm Islam với những nét khác biệt so với đồng bào Chăm theo đạo Ba-la-môn ở Miền Trung đã tạo được điểm nhấn cho ngành du lịch An Giang.
Người Chăm An Giang được gọi là Chăm sông Hậu hay Chăm Islam, bởi họ theo tôn giáo Islam (Hồi giáo). Người Chăm An Giang sống tập trung tại các xã đầu nguồn ven sông Hậu thuộc các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, và rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành.
Du khách đến với du lịch cộng đồng Chăm An Giang không chỉ được đắm mình trong cảnh quan sông nước hữu tình của miền Tây, mà còn cảm nhận được sự thân thiện nhưng không kém phần bí ẩn do văn hóa tôn giáo Chăm Islam mang lại.
Người Chăm An Giang có văn hóa ẩm thực hết sức phong phú không chỉ vì sự sáng tạo trong nấu nướng, những quy định cấm kỵ trong tôn giáo mà còn nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ. Họ có tập quán ăn bốc bằng 3 ngón tay của bàn tay phải, do vậy nên họ thường ăn thức ăn khô và chỉ dùng muỗng trong những thức ăn có nước. Người Chăm theo đạo Islam không ăn thịt heo, chỉ ăn trâu, bò, dê, gà, cá, …. được giết mổ theo đúng tuân thủ những quy định như: phải do người Islam giết mổ, phải đặt con vật quay đầu về hướng Tây (hướng của thánh địa La Mecque), đọc 3-7 lần câu kinh Tak-bir: “Bismil-lahil Allahu Akbar” để xin thượng đế cho phép cắt cổ sức vật dùng làm thực phẩm cho loài người; phải dùng lưỡi dao thật sắc; phải cắt đứt hai gân bên cổ, phải cắt ngay giữa cổ; lúc sắp cắt cổ phải đọc câu kinh cầu xin với Allah cho con vật này Halal dùng được tốt đẹp và có phúc đức. Tôn giáo Islam còn chi phối văn hóa ẩm thực của đồng bào Chăm qua việc họ buộc phải thực hiện ăn chay trong tháng Ramadan và cấm sử dụng rượu, bia.
Nhắc đến ẩm thực Chăm, phải nhắc tới cơm nị, cà púa, cari , tum lò mò….Cơm nị được nấu rất công phu. Trước hết phải chọn loại gạo ngon, đem vo với ít muối rồi xả sạch để ráo, sau đó được xào chung với bơ (loại Bơ được mua từ Ấn Độ chuyên dùng cho các món ăn của người Hồi giáo), quế, nụ đinh hương. Sau khi xào xong rắc một ít bột hạt điều đã rang sẵn và trộn đều. Cho hết hỗn hợp đó vào nồi đựng sẵn gia vị lõng gồm nước, gia vị, bột cari và nấu với lửa liu riu. Khi vừa chín tới rưới nước cốt dừa đậm đặc béo ngậy lên trên, để lửa nhỏ đến khi chín.
Cà Púa là món ăn truyền thống trong dịp lễ tết của người Chăm, thường ăn chung với cơm nị. Nhìn chung, cà púa cũng không khác nhiều so với cari ngoài việc cà púa chỉ toàn thịt mà không có khoai, rau hay bất cứ món nào được nấu cùng, và đặc biệt là cực béo và cực cay.
Tum lò mò, trong tiếng Chăm có nghĩa là lạp xưởng bò. Tum lò mò được làm từ thịt đùi, bắp hoặc nạc bò tươi ngon. Tất cả được xắt nhuyễn và tẩm ướp bằng một vài loại gia vị bí truyền, trong đó có cơm nguội, rượu, gừng…. nên hương vị rất khác so với lạp xưởng của người Kinh, người Hoa và người Khmer. Ruột bò được làm sạch rồi nhồi thị bò đã tẩm ướp vào, đem phơi nắng đến căng tròn là được. Dạo quanh làng Chăm, cứ cách vài nhà là du khách sẽ thấy dàn phơi lạp xưởng màu đỏ hấp dẫn. Tum lò mò có thể nướng hoặc chiên, ăn kèm rau sống, dưa chua, chấm với tương ớt hay muối tiêu chanh đều rất hấp dẫn.
Người Chăm có món cari dê, bò, cừu, gà cá,… các loại thịt này không cần chiên trước khi nấu như người Việt, họ nấu theo cách nấu của người Ấn Độ, nhiều ớt cay và sử dụng nước cốt dừa làm chất béo.
Một món “điểm tâm” sáng của người Chăm không những được người dân địa phương ưa chuộng mà còn là mục tiêu đối với nhiều du khách khi đến An Giang – Cơm bò. Có một nhà báo cùng bạn đến du lịch vùng đất An Giang và diễn tả món cơm bò như sau: “Ấn tượng nhất là miếng thịt bò tảng gần như không tẩm ướm, ánh màu đỏ hồng. Trước khi nướng, người thợ chỉ cần thoa vào miếng thịt tươi rói ít dầu ăn. Ban đầu là lửa ngọn tưng bừng. Khi hai mặt tảng thịt vừa ráo, họ thoăn thoắt cắt thịt nhỏ lại, bề ngang dài gần lóng tay người lớn. Và hạ lửa riu riu. Đáng nể ở chổ, khi họ gắp thịt ra dĩa, thì phần giữa vẫn còn màu hồng đào phơn phớt. Miếng thịt mềm dẻo, ngọt thanh đậm chân nguyên”.
Ngoài ra, người Chăm còn có rất nhiều món độc đáo khác như: Món Gờ pổi được nấu bằng thịt bò như cách nấu cari nhưng các vật liệu thịt, rau, củ đều được chiên vàng, khi nấu thêm đậu phộng và các vị cay, béo; Món Xàm pạt nấu bằng thịt gà với nước cốt dừa và nhiều gia vị quế, ớt, tiêu…; Món “Ghuh” nấu bằng thịt gà với nước cốt dừa, nghệ, sả, ớt…
Ngoài các món mặn, người Chăm còn có rất nhiều món bánh ngọt khác mà du khách chắc phải nhiều lần về làng Chăm mới có thể thưởng thức hết, như: gante, ha-pây-chal (bánh tổ chim) được chiên bằng dầu, khi chiên các sợi bột xoắn vào nhau như tổ chim; bánh “hanaguh” (bánh ngôi sao); bánh “ha-pây-k’gah” (bánh quay vạt); bánh “ha-pây-nung” (bánh bột đậu chiên); bánh “năm-pa-răng” (bánh bò nướng), năm-ken (bánh hột gà nướng)… thường được làm vào các dịp lễ, tết để đãi khách.
Đa phần, các món ăn của người Chăm An Giang được sáng tạo trên cơ sở phối hợp hài hòa những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, như: thịt bò, đường thốt nốt của người Khmer, vị béo của dừa, đậm gia vị (hành, tiêu, tổi, ớt, sả). Thêm vào đó là sự khéo léo của người phụ nữa Chăm đã tạo ra những món ăn truyền thống độc đáo, không những có hình thức rất bắt mắt mà còn có hương vị không thể nào quên. Có thể nói, hương vị ấy chính là sức hút để du khách đến với làng Chăm, và những ai đã từng trải nghiệm sẽ vấn vướng mà quay lại.
Trong thời gian qua, văn hóa ẩm thực Chăm được quảng bá như một sản phẩm du lịch độc đáo. Tại các kỳ hội chợ, triển lãm, giao lưu ẩm thực, các món ăn truyền thống của đồng bào Chăm như tum lò mò, các loại bánh như bánh bò nướng, bánh cay, bánh vú, … thu hút đông đảo khách đến thưởng thức. Đặc biệt, món cari cá đã nhiều lần đoạt giải cao trong các cuộc thi nấu ăn. Qua đó, các giá trị văn hóa cộng đồng Chăm được quảng bá rộng rãi đến du khách, thu hút ngày càng đông khách đến với du lịch cộng đồng người Chăm An Giang. Điều này không chỉ giúp người Chăm cải thiện đời sống kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, bổ sung vào sự phong phú của ẩm thực Việt Nam./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch