Ở những bãi cát xung quanh cồn Ngang (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông), lúc thủy triều xuống, trên bãi cát có vô số còng gió chui ra khỏi hang phơi nắng nhưng sẽ chạy thoăn thoắt để trốn vào hang hoặc các ngóc ngách khi nghe tiếng động. Để bắt được còng gió, người bắt thường chạy đuổi phía trong bãi cát để dồn chúng chạy ra mé nước và chui xuống cát để trốn. Vì nước biển ở các bãi cát rất trong nên người bắt cứ canh lỗ đen có cát ùn lên rồi thò tay xuống bắt là túm được còng gió.<!—->
Còng gió sau khi bị bắt rất mau chết nên khó vận chuyển đi xa được như ba khía nên các quán ăn không thể rọng lại để chế biến dần theo yêu cầu của thực khách. Còng gió được rang muối, rang me, nấu chua với lá me non… ăn rất ngon vì vỏ mềm, thịt ngọt và chắc, vị hơi mặn và thơm hơn thịt cua biển, nhất là phần thịt ở hai cái càng. Đặc biệt, còng gió còn được đâm nhuyễn, vắt nước để nấu canh rau, nấu cháo hoặc nấu bún riêu (thế cua đồng) cũng là món ngon dân dã nhưng đậm đà vị biển Gò Công./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch