Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Nhút là cách gọi quen thuộc của người miền Trung về món ăn được làm từ mít, muối mặn; tương tự dưa muối của người miền Bắc, hay dưa chua của miền Nam. Ở Nghệ An có nhiều nơi làm nhút, nhưng phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương. Bởi lẽ, nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon của tỉnh Nghệ An. Thường thì mỗi năm chỉ có một mùa mít, nên được muối dùng để ăn quanh năm, tùy từng mùa mà chế biến những món ăn khác nhau.
Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là món ăn dân dã và phổ biến trong mọi gia đình của người dân bản địa. Nguyên liệu chính để làm nhút là mít xanh và muối trắng. Mít xanh loại ương ương càng ngon. Mít hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết mủ, sau đó xắt sợi. Kế đến cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã, dùng tay vò cho mềm. Cuối cùng bỏ vào vại sành, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày. Nhút có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có khi chỉ đơn giản là dùng kèm với cơm trắng, hay xào cùng thịt ba chỉ, nấu canh chua. Kỳ công hơn có thể làm gỏi nhút. Nhút ăn có vị giòn, bùi bùi, chua chua, rất thanh nhiệt.
Ngoài nhút, Nghệ An còn nổi tiếng với món lươn đồng. Lươn xứ Nghệ thịt chắc, ngọt, do đó có thể làm nhiều món ăn hấp dẫn, từ cháo lươn, súp lươn, miến lươn đến lươn om, lươn xào sả ớt… Mỗi vùng mỗi miền có một kiểu nấu khác nhau, riêng ở Nghệ An món lươn được chế biến khá kỳ công, nhất là món súp lươn. Súp lươn ở đây không sánh đặc như các loại súp thông thường khác mà được pha loãng, vị cay nồng. Lươn làm sạch được xào qua với một ít hành tỏi, màu điều và màu cay cho chín tới, ninh xương làm nước dùng. Thịt lươn vì thế mà vẫn giữ nguyên độ ngọt, nhất là khi ăn kèm bánh đa Đô Lương, món ăn lại càng thêm vị.
Vùng đất nắng gió, khô hanh Nghệ An không được thiên nhiên ưu đãi, chính vì thế người dân nơi đây rất biết tận dụng cây nhà lá vườn để làm món ăn ngon. Lâu dần những món ăn này trở thành đặc sản dùng để đãi khách, vì có quý bạn người Nghệ An mới thân tình mời bạn món ăn quê nhà./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch