Trái say còn có tên gọi khác trái Nhung. Gọi là trái Nhung vì ở ngoài lớp vỏ trái say có một lớp long tơ mịn như nhung phủ lên bên trên vỏ. Trái say có mùi vị rất lạ, rất đặc trưng của một loại trái cây rừng nên không bao giờ bị nhầm lẫn với các loại trái cây khác.<!—->
Hình dáng trái say có hình bầu dục hơi dẹp. Bên ngoài lớp vỏ trái say có màu đen đen hay nâu thẫm. Lớp vỏ bên ngoài của trái giòn, chỉ cần dùng tay ấn nhẹ là sẽ làm vỡ lớp vỏ để lộ ra lớp thịt bên trong. Thịt bên trong trái thường có màu vàng đậm, thịt xốp và mềm. Khi ăn vào miệng, cảm giác đầu tiên ta có thể nhận thấy là vị chua chua, nhưng để lâu hơn một chút ta sẽ thấy vị chua chua ấy tan biến mà đọng lại là vị ngọt thanh rất riêng biệt trong miệng…
Say có thể dùng để ăn sống hay thường thì được đem rim chung với đường. Say rim đường là một trong các món ăn được các bạn trẻ rất yêu thích. Vị ngọt ngọt của đường, chua chua nhè nhẹ của say thu hút được hầu hết những thực khách đã từng nếm thử qua. Hết hè sang thu, trái say lại nở rộ trên các cành cây cao ngất ngưỡng, chỉ là một món ăn dân dã thôi nhưng say đã làm “say” lòng biết bao nhiêu thực khách.
Sản phẩm được đóng gói trong hộp nhựa mới 100%, kèm muối ớt cho người thíc h thêm vị cay cay, thuận tiện cho việc vận chuyển ra nước ngoài.
Được tuyển lựa kĩ lưỡng từ những trái say nhung to, chắc và ngon nhất, bóc vỏ sạch sẽ.
Say đựơc rim với lượng đường cát vừa phải, mang lại vị ngọt dễ chịu, giữ được vị chua chua đặc trưng. Vì đã được rim đường nên các bạn có thể để rất lâu khoảng 3 tháng, nếu có tủ lạnh thì khoảng 5-6 tháng. Các bạn nên dùng muỗng (thìa) sạch khô ráo để múc say ra khỏi hủ nhen, tránh dùng muỗng (thìa) dơ sẽ làm hỏng vì có nước đường. Nếu đã quyết định tới Ninh Thuận du lịch thì đừng bỏ qua đặc sản này các bạn nhé./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch