RGI là một trong những thuật ngữ quan trọng cần phải nắm và hiểu rõ khi tìm hiểu về hoạt động quản trị doanh thu khách sạn. Nếu bạn chưa rõ RGI là gì thì cùng tìm hiểu nhé!
Bạn có biết RGI là gì?
► RGI là gì?
RGI (Revenue Generation Index) là chỉ số tạo doanh thu – dùng để xem xét hiệu suất doanh thu tương đối của khách sạn. RGI được xác định khi so sánh RevPar (doanh thu trên mỗi phòng có sẵn) so với RevPar trung bình trên thị trường. Thông qua chỉ số này, nhà quản trị sẽ biết được khách sạn mình điều hành có chiếm được thị phần doanh thu xứng đáng so với những đối thủ cạnh tranh hay không.
► Cách tính chỉ số RGI trong kinh doanh khách sạn
Chỉ số cấu thành doanh thu được tính khi lấy RevPar khách sạn chia cho RevPar thị trường
Khi đó:
– Nếu RGI > 100, điều này có nghĩa là khách sạn của bạn giành được nhiều phần hơn so với thị phần công bằng và cũng vượt trội hơn so cùng thị trường/ đối thủ cạnh tranh
– Nếu RGI = 100 thì RevPar của khách sạn bằng với RevPar trung bình thị trường và nhóm đối thủ cạnh tranh
– Nếu RGI < 100 thì RevPar của khách sạn thấp hơn so với RevPar trung bình thị trường – nhóm đối thủ cạnh tranh
Trong hoạt động quản trị doanh thu cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, việc xác định RGI sẽ cho biết RevPar khách sạn của bạn so với thị trường là như thế nào.
► Làm thế nào để cải thiện chỉ số RGI trong kinh doanh khách sạn?
Theo công thức tính trên đây, muốn cải thiện chỉ số RGI không còn cách nào khác ngoài việc tăng RevPar.
Để tăng chỉ số RevPar, khách sạn có thể áp dụng các giải pháp gợi ý sau:
– Quản lý công suất đặt phòng
Quản lý công suất có nghĩa là bán đúng phòng cho đúng khách hàng, đúng thời điểm và đúng giá. Lúc nhu cầu tăng thì phải tăng giá phòng. Khi phòng khách sạn được bán ở mức giá tối ưu theo công suất phòng thì sẽ có được chỉ số RevPar và doanh thu cao hơn.
Quản lý công suất đặt phòng là tất cả về cung và cầu
– Áp dụng nhiều chiến lược giá khác nhau
RevPar là chỉ số tỷ lệ thuận với ADR – giá bán trong trung bình 1 ngày của khách sạn. Khi ADR cao thì RevPar cũng sẽ cao hơn. Cho nên, khách sạn cần áp dụng các chiến lược giá khác nhau cho mùa cao điểm – mùa thấp điểm, cho từng phân khúc khách hàng – phân tích cạnh tranh tìm ra mức giá phòng tốt nhất để tối đa hóa doanh thu…
– Tập trung thu hút khách đặt phòng trực tiếp
Các OTA đóng vai trò quan trọng giúp cơ sở lưu trú có được nhiều booking. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc vào nguồn kênh này, khách sạn sẽ mất một phần doanh thu đáng kể thông qua chi phí hoa hồng. Cùng tìm hiểu làm thế nào thúc đẩy chiến lược đặt phòng trực tiếp của khách sạn?
– Giảm tỷ lệ hủy đặt phòng
Thực tế thì tỷ lệ hủy đặt phòng cao ảnh hưởng rất lớn đến RevPar khách sạn. Do đó, việc áp dụng những cách thức như là đơn giản hóa quy trình đặt phòng, đa dạng các phương thức thanh toán, thiết lập chính sách hủy phòng với quy định rõ ràng… sẽ giúp tỷ lệ hủy đặt phòng giảm thiểu.
Trên đây là những chiến lược chính giúp tăng doanh thu trên mỗi phòng có sẵn của khách sạn. Ngoài ra có một số giải pháp phụ tác động gián tiếp đến RevPar:
• Thúc đẩy các chương trình khách hàng thân thiết
• Áp dụng kế hoạch giá phòng theo thời gian lưu trú tối đa/ tối thiểu
• Theo dõi, xử lý review trực tuyến
• Chú trọng vào Digital Marketing
• Tối ưu hóa chi phí cho 1 phòng…
Sau một sau một khoảng thời gian nhất định, những giải pháp phụ này cũng sẽ tác động tích cực đến RevPar và thông qua đó cải thiện chỉ số RGI cho khách sạn.
(Tham khảo nguồn Ezee Absolute)