Cần Thơ là trung tâm của miền sông nước Tây Nam bộ trù phú với nhiều loại cây trái, rau quả, cá thịt, và là nơi quy tụ những món ăn đặc sắc của vùng. Do đó, nét đặc trưng của ẩm thực Cần Thơ là món ăn luôn được làm từ nguyên liệu đặc sản của địa phương như gạo, nếp và đầy ắp các loại rau tươi ăn sống kèm theo.<!—->
Đầu tiên phải kể đến các loại bánh của đất Cần Thơ. Bánh chỉ mang tính chất ăn vặt nhưng những ai đã đến Cần Thơ thì đều không thể bỏ qua.
Bánh cống
Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên. Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng bốn năm giờ trở đi.
Trước tiên, cái cống để đổ bánh là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh.
Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài… nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.
Bánh khoai mì nướng
Thứ bánh dân dã này có mặt ở khắp hang cùng ngõ hẻm ở thành phố Cần Thơ. Thong dong ra Bến Ninh Kiều hóng gió hay dạo chơi trước cổng trường học, men theo các con đường, ghé thăm các hẻm nhỏ… đâu đâu người ta dễ dàng bắt gặp món bánh đồng quê này.
Cách làm bánh khoai mì khá đơn giản, khoai mì luộc chín, cho vào cối quết thật dẻo với dừa tươi xắt sợi. Khi hỗn hợp quánh mịn thì dàn ra mâm, để se mặt rồi cắt nhỏ. Miếng bánh nhỏ xinh ấy được nướng trên bếp than hồng cho đến khi vàng ươm hai mặt và tỏa mùi thơm quyến rũ. Cái dẻo quánh của sắn hòa với vị béo ngậy sần sật của dừa tươi vừa dân dã lại vừa đậm đà khó quên.
Bánh hỏi
Bánh hỏi được làm bằng bột gạo, mà phải là gạo cũ mới ngon. Sau một đêm ngâm cho mềm, gạo đem xay thành bột rồi cho vào bao vải khô cho ráo nước. Hấp bột vừa đủ chín, nhồi và chia thành từng khối, sau đó cho vào khuôn ép lại.
Bánh hỏi ngon hay không phụ thuộc nhiều vào lá đồng này. Lỗ nhỏ quá, bột không qua, lỗ lớn quá sợi bánh sẽ lớn ăn không ngon. Để ép bánh, người ta dùng một khối gỗ vừa lòng khuôn, ép cho bột chảy ra. Bột khá đặc, lỗ lại nhỏ nên thợ phải dùng hệ thống đòn bẩy để tạo sức ép lớn. Một người ép một người bắt bánh.
Mỗi lần ép đòn bẩy xuống là những vòi bột xoăn xoắn tuôn ra. Người thứ hai đưa tay hứng lấy và ngắt ra từng đoạn chừng 10cm, sau đó đem hấp cách thủy một lần nữa mới hoàn thành.
Bánh hỏi trắng tinh, nhỏ xíu, ăn kèm rau sống, heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt ăn rất dễ nghiện./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch