Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Con sâu muồng là loài côn trùng ăn lá muồng, nhưng ít ai biết nhộng của chúng còn được sử dụng như một món ăn đặc trưng của người đồng bào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Món ăn đặc biệt này đã không còn xa lạ đối với người dân nơi đây. Khi những cơn mưa đầu tiên rơi xuống cũng là lúc cây muồng đâm chồi nở lộc cũng là thời điểm sâu muồng phát triển.
Những chú bướm bắt đầu di chuyển và tìm chỗ đẻ trứng lên lá cây muồng. Và rồi những ấu trùng ấy chỉ trong một thời gian ngắn biến thành những chú sâu muồng, sau khi đã ăn lá muồng dần dần chúng chuyển biến thành những con nhộng bám dưới tán lá muồng hay bất cứ lá gì có thể bám được. Đến du lịch Đắk Lắk vào khoảng thời gian đầu tháng 3 đến tháng 5 dọc các con đường trên quốc lộ hay trên các rẫy cà phê, tiêu không khó để bắt gặp những cây muồng bị ăn trụi lá và trên đó chi chít hàng nghìn chú sâu với nhiều màu sắc. Điều này đã trở thành nét đặc trưng của nơi đây.
Đối với những người yếu bóng vía, khi chứng kiến cảnh cả một khu vực đâu đâu cũng đầy sâu bám đầy trên những cành cây, họ sẽ rất khiếp sợ. Ngược lại, với dân làm nương rẫy ở Tây Nguyên thì họ chẳng còn xa lạ gì với cảnh tượng này, bởi loài sâu này ngoài việc ăn trụi lá muồng chẳng gây hại gì cả thậm chí còn đem lại giá trị kinh tế. Bởi thế, đến hẹn lại lên dân ở đi tìm bắt nhộng sâu về chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Không chỉ đơn thuần là món ăn ngon, bổ dưỡng, nhộng sâu muồng còn đem lại một khoản thu nhập kha khá cho nhiều hộ gia đình tại các địa phương của tỉnh Đắk Lắk bằng việc bắt nhộng sâu bán lại cho các tiểu thương ở chợ và sau đó được bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu.
Điều đặc biệt nhất là nhộng sâu muồng đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều người biết đến từ buôn làng đến thành thị.
Sau vòng đời chuyển hóa trong thời gian ngắn ngủi từ bướm -ấu trùng – sâu – nhộng, cứ thế chúng lại hóa thành những cánh bướm xinh đẹp bay rợp cả vùng trời Tây Nguyên./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch