Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Trong khi các vùng khác thường sử dụng lá giang hay ngải cứu, sả để giảm mùi tanh của gà, tạo hương vị cho nồi lẩu thì ở Đà Lạt, lá é được dùng không chỉ là tạo sắc vị mà còn là bài thuốc. Lá é cùng họ húng quế, hương nhu, thơm dìu dịu. Nếu ăn sống có vị chua, hơi chát, nhưng khi nhúng vào lẩu thì vị bùi, hơi the. Theo Đông y, lá é là vị thuốc chữa các bệnh: cảm mạo, ho do lạnh, kích thích tiêu hóa, đặc biệt chống mỏi mệt, giúp ngủ sâu giấc. Trong không khí se lạnh của Đà Lạt thì lẩu gà lá é là lựa chọn thích hợp, vừa ấm áp, chống cảm mạo.
Nguyên liệu chính để làm nên món ngon này là gà, măng, nấm, lá é. Với người dân phố núi, gà đồi (gà vườn, gà chạy bộ) nấu món này mới ngon vì thịt chắc, ngọt. Nước dùng lẩu được nấu từ xương gà, nấm sò, măng tươi và ớt giã nhuyễn nên vị ngọt tự nhiên, cay nhẹ. Măng và nấm vừa có độ giòn vừa làm cho nước dùng thêm ngọt. Ăn kèm lẩu gà là bún và lá é. Rau lá é khi nhúng nước lẩu không nên để lâu, chỉ cần hơi tái để cảm nhận rõ vị thơm, bùi, tạo cho món ăn thêm tròn vị./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch