Khởi nghiệp Homestay (kinh doanh Homestay) đang là cơn sốt thú vị, nho nhỏ trong cộng đồng du lịch bản địa. Nhưng không chỉ vậy, nó còn là mảnh đất đầy tiềm năng cho các bạn trẻ ham khởi nghiệp và thể hiện mình. Vậy, trước khi bắt đầu thì cần phải chuẩn bị những gì, lưu ý điều chi để đem lại hiệu quả tốt nhất? Cùng tìm hiểu bài viết sau để có cho mình câu trả lời nhé.
Hiểu đúng về Homestay
Homestay là một loại hình dịch vụ du lịch nghỉ ngơi dựa vào yếu tố cộng đồng của người dân bản địa. Hiểu đơn giản, đó là không gian của chủ nhà, được điều chỉnh để trở nên phù hợp khi đón nhiều người cùng tới ở nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư. Homestay là cách thú vị để khách du lịch khá phá, tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa của người bản địa bằng cách sống cùng cuộc sống của họ, thay vì được phục vụ tận tình chu đáo như ở resort, villa… cao cấp. Bên cạnh đó, đây còn là lựa chọn tiết kiệm, khi chi phí lưu trú thấp hơn resort rất là nhiều.
Homestay là không gian của chủ nhà, được điều chỉnh để trở nên phù hợp khi đón nhiều người cùng tới ở nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư.
Ở nước ngoài, Homestay là nhà của người bản địa và khách du lịch sẽ sinh sống ngay tại ngôi nhà đó như một thành viên của gia đình. Còn ở Việt Nam, Homestay được hiểu rộng hơn, không chỉ là nhà của người bản địa, mà còn là không gian đầy cá tính, sắc màu của người chủ tạo nên để thu hút khách du lịch.
Nhưng điểm chung nhất của Homestay trong nước hay quốc tế chính là sự thiếu thốn của những tiện nghi, tự chuẩn bị bữa ăn sáng, không có khăn tắm hay đồ dùng sinh hoạt, hoặc không có người dọn phòng thường xuyên… là những điều điển hình của mô hình Homestay.
Khởi nghiệp Homestay cần lưu ý những gì?
Bạn đang có bao nhiêu tiền để khởi nghiệp Homestay?
Trước khi bắt đầu, người chủ cần tính toán các khoản phí phải bỏ ra, để cân đối tài chính và chủ động hơn trong việc triển khai ý đồ của mình. Các khoản phí cho mỗi Homestay thường sẽ bao gồm:
- Chi phí cho không gian: 5 – 15 triệu cho mỗi tháng tùy địa phương và địa thế. Nếu chủ nhà tận dụng ngôi nhà có sẵn thì không cần khoản phí này.
- Chi phí decor, thiết kế không gian: 1 – 3 triệu cho mỗi phòng; 10 – 20 triệu cho bối cảnh. Chi phí này có thể tốn kém nhiều hơn nếu người chủ muốn chăm chút đầu tư; hoặc cũng có thể thấp hơn nếu nguyên vật liệu trang trí đã có sẵn trong tự nhiên.
- Chi phí công suất phòng, mỗi lần khách đến ở: từ 300 – 500 nghìn cho mỗi phòng mỗi lượt khách. Đồ dùng sinh hoạt (kem, bàn chải, dầu gội, giấy vệ sinh…), giặt ủi, đồ ăn thức uống… là những chi phát sinh trong quá trình sử dụng homestay của khách du lịch, những điều này người chủ có thể lựa chọn có hoặc không để tiết kiệm chi phí.
- Chi phí vận hành nhân sự: 5 – 7 triệu cho mỗi nhân viên. Chi phí này thường cố định, hoặc ăn theo KPI sản phẩm (lượt đặt phòng), được dùng để trả lương và sinh hoạt phí cho nhân viên khi làm việc tại hometsay.
- Chi phí Marketing: 1 – 3 triệu tùy ngân sách. Mức chi phí này thường không cố định, tùy thuộc vào khả năng chịu chi của người chủ. Được dùng để thuê người lên plan Marketing, chạy quảng cáo để tăng độ phủ cho homestay nhằm chuyển đổi thành lượt khách hàng tiềm năng.
- Chi phí khác: 1 – 5 triệu tùy bối cảnh. Số tiền này là số tiền dự phòng cho những tình huống phát sinh ngoài dự tính.
Khởi nghiệp homestay không chỉ là xu hướng thú vị mà còn là cơ hội tốt cho những người trẻ muốn thể hiện bản thân trong lĩnh vực du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu cẩn thận để đạt hiệu quả tối đa.
Tìm hiểu trước khi triển khai kinh doanh homestay
1. Hiểu Rõ Về Homestay:
- Homestay là dịch vụ du lịch dựa trên cộng đồng, mang lại trải nghiệm gần gũi với đời sống địa phương.
- Là sự lựa chọn tiết kiệm so với các khu nghỉ cao cấp, đồng thời tập trung vào trải nghiệm hơn là dịch vụ.
2. Tiềm Năng Khi Khởi Nghiệp Homestay:
- Homestay là cơ hội để quảng bá văn hóa địa phương qua du lịch.
- Tận dụng nguồn lực tự nhiên và sự gần gũi với đời sống để tạo ra trải nghiệm độc đáo.
3. Chi Phí và Chuẩn Bị:
- Xác định chi phí bắt buộc như không gian, trang trí, và vận hành.
- Lập kế hoạch tài chính cẩn thận để chuẩn bị trước những chi phí không mong muốn.
4. Ý Tưởng Triển Khai Homestay Hiệu Quả:
- Homestay trên cây: Trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên, khác biệt và thú vị.
- Homestay nhà sàn: Kết hợp phong cách bản địa, tạo cảm giác thân thuộc.
- Homestay kiến trúc xưa: Tận dụng kiến trúc truyền thống, tạo sự độc đáo.
- Homestay container: Kiểu dáng độc đáo và phá cách, thu hút sự chú ý.
5. Vận Hành Homestay Chất Lượng:
- Tối ưu hóa không gian và kiến trúc để thu hút khách du lịch.
- Tìm lợi thế cạnh tranh và quảng bá thông qua các kênh trực tuyến.
- Sử dụng phần mềm quản lý khách sạn như OTA Việt Nam để tối ưu hóa quản lý và tiết kiệm chi phí.
6. Quản Lý Chi Phí:
- Xác định các chi phí như không gian, decor, công suất phòng, và nhân sự.
- Chi phí marketing và chi phí khác cần được tính toán để tránh bất ngờ.
7. Kế Hoạch Vận Hành:
- Tạo sự thân thiện và gần gũi với khách hàng từ xa.
- Cân nhắc việc sử dụng Sale OTAs để đưa Homestay đến với nhiều khách hàng hơn.
Khởi nghiệp Homestay là một hành trình đầy thách thức, nhưng cũng là cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và đóng góp vào ngành du lịch đang phát triển. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và tận dụng những đặc điểm độc đáo của Homestay để thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu
Gợi ý tưởng triển khai Homestay hiệu quả
Tham khảo ngay những gợi ý dưới đây, để cá nhân hóa giải pháp khởi nghiệp Homestay của bạn, qua đó tạo nên sắc màu, cá tính và sức hấp dẫn cho ngôi nhà của mình.
-
Homestay trên cây
Tuy khá lạ ở Việt Nam, nhưng ở các nước Phương Tây thì đây là một trong những loại hình homestay phổ biến và được yêu thích nhiều. Lý do là bởi nó tạo nên trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên, cảm giác như đắm mình vào sự hoang sơ của đất trời.
Ý tưởng làm homestay trên cây.
Thiết kế này đòi hỏi kiến trúc sư tay nghề cao, nguyên vật liệu chắc chắn để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ. Do thế chi phí thiết kế của mô hình này tương đối cao.
-
Homestay nhà sàn
Kết hợp phong cách bản địa, để tạo nên không gian gần gũi, thân thuộc cho khách du lịch khi đến với địa phương mình thông qua nhà sàn là một cách tiếp cận hay cho mô hình homestay vùng núi. Cho nên, không quá khó hiểu khi đây là một hình thức homestay phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng núi như Mộc Châu, Hà Giang, Sa Pa…
Ý tưởng làm homestay nhà sàn.
Ưu điểm của mô hình này là tạo nên sự gần gũi, cảm giác thân thuộc hòa mình cùng thiên nhiên. Bên cạnh đó, những tiện nghi được cấp sẵn như chăn, gối, nệm phục vụ cho du khách cũng là một trải nghiệm thú vị. Chi phí để bỏ ra khi khởi nghiệp Homestay theo giải pháp này cũng không quá lớn, thiết kế và vận hành thì cũng không tốn nhiều cho người chủ.
-
Homestay kiến trúc xưa
Mô hình này tạo nên sự thân thuộc, cảm giác thân quen như trở về ngày thơ ấu cho khách du lịch. Do đó, nếu biết cách kết hợp giữa không gian, kiến trúc lẫn phong cách trải nghiệm, thì đây là một lựa chọn vô cùng tuyệt vời, thú vị cho các khách hàng khi tìm đến.
Homestay kiến trúc xưa.
Ưu điểm của mô hình này là nguyên vật liệu dễ tìm, chi phí triể khai thấp do không quá cầu kỳ. Tuy vậy, để tạo nên sự độc đáo thì người chủ cần đầu tư nhiều về kiến trúc, cảnh quan cho không gian. Do vậy, để đi sâu và trọn vẹn thì chi phí bỏ ra là vô cùng lớn.
-
Homestay Container
Mô hình này thu hút đặc biệt với giá trẻ bởi kiểu dáng kỳ lạ, phá cách và vượt ra ngoài tư duy thông thường về một homestay. Do đó, trải nghiệm tạo ra là vô cùng thú vị, độc đáo và không giống như cách một ngôi nhà thông thường đem đến cho người dùng.
Homestay Container là ý tưởng thú vị, độc đáo mà bạn có thể tìm hiểu.
Làm sao để vận hành Homestay chất lượng?
Để vận hành Homestay, quản lý khách sạn hiệu quả chất lượng và đem lại hiệu quả, người chủ cần tính đến các yếu tố sau để đảm bảo:
- Không gian, kiến trúc của Homestay mình có gì thu hút được khách du lịch?
- Lợi thế cạnh tranh khi so cùng đối thủ là gì?
- Có nên hay không vận hành qua OTAs, sử dụng Sale OTAs để đem lại khách hàng?
- Quản lý như thế nào với khách hàng đặt phòng từ xa?
Làm sao để vận hành Homestay chất lượng?
Với 2 vấn đề đầu tiên thì thuộc về nội tại, người chủ cần có những phương pháp quản lý, vận hành sao cho hiệu quả cũng như sử dụng phần mềm quản lý khách sạn để tạo nên sức cạnh tranh với các đối thủ trong cùng phân khúc.
Với 2 vấn đề sau thì thuộc về ngoại tại, đến từ bên ngoài nên người chủ cần lựa chọn các giải pháp khởi nghiệp Homestay phù hợp. OTA Việt Nam là một phần mềm hỗ trợ toàn diện, không chỉ giúp vận hành OTAs hiệu quả khi đồng bộ, kết nối và quản lý các kênh; mà còn tối ưu nguồn nhân lực, giảm thời gian vận hành để qua đó giảm chi phí nhân sự cùng những tính năng hữu ích, hướng đến nhóm đối tượng chủ nhà không có nhiều thời gian quản lý, nhưng am hiểu nhất định về công nghệ và sẵn sàng trải nghiệm cái mới.
Tiềm năng khi khởi nghiệp Homestay cho chủ nhà
Quảng bá văn hóa thông qua du lịch
Bản chất của Homestay chính là sự gần gũi với bản địa, do đó mà thông qua Homestay mà người chủ có thể lan tỏa những thông điệp, giá trị của địa phương mình đến với khách du lịch.
Homestay tập trung vào trải nghiệm hơn là dịch vụ.
Chính vì thế, phân khúc tiếp cận của Homestay thường có chiều sâu nhất định, không chỉ đi du lịch để checkin mà còn để mở rộng tâm trí qua những điều mới mẻ, thách thức sự hiểu biết của bản thân mình. Chính vì thế, việc được phục vụ “tận răng” như ở các khách sạn, resort sang trọng thường không phù hợp cho nhóm đối tượng này, việc tìm hiểu hay trải nghiệm địa phương cũng khá hời hợp và thường đi theo điểm đến đã được chỉ dẫn sẵn, ít có sự đi sâu vào trong cộng đồng mà trải nghiệm thực tế.
Với những vùng đất có tiềm năng du lịch nhưng chưa phát triển, thì Homestay là một lựa chọn hữu hiệu cho người chủ lẫn người khách, bởi thông qua nguồn lực có sẵn và đầy tính tự nhiên, mà người chủ có thể truyền tải những thông điệp, giá trị đến với khách hàng theo cách đơn giản, gần gũi và tự nhiên nhất. Chính vì thế, mà Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang… là một trong những nơi mà Homestay rất phát triển và đầy tính địa phương, gián tiếp giúp nền du lịch ngay tại đó phát triển đầy mạnh mẽ.
Tận dụng nguồn lực có sẵn
Homestay không thật sự thu hút các nhà đầu tư lớn bởi mô hình vận hành, phương pháp quản lý cùng biên lợi nhuận không cao như các loại hình nghỉ dưỡng cao cấp. Nhưng với người dân địa phương thì đây là một kênh đầu tư, kinh doanh vô cùng hiệu quả.
Tận dụng từ nguồn lực có sẵn, như không gian sinh hoạt rộng rãi, nhịp sống với những thói quen sinh hoạt, phương pháp làm việc tự nhiên, hay không khí gần gũi như trong gia đình để tạo nên dấu ấn cho khách du lịch khi đến. Do vậy, đây là một mảng đầu tư tiềm năng cho những người ít vốn, người địa phương hay thậm chí là các bạn trẻ khởi nghiệp đều có thể sinh lời từ đây.
Thu nhật ổn định
Homestay lợi nhuận trung bình cho mỗi phòng đơn, hoặc giường thường là từ 100 – 300 nghìn cho mỗi ngày cho mùa thấp điểm, và gấp đôi đến gấp 3 vào mùa cao điểm. Nếu chủ nhà có thêm những tùy chọn về tiện ích kèm theo, như bữa sáng, BBQ, dịch vụ dọn phòng… thì lợi nhuận thu lại còn có thể tăng hơn nhiều nữa.
Tính trung bình mỗi tháng, mỗi Homestay có thể thu về 9 triệu đồng / 1 giường vào mùa thấp điểm, 18 triệu / 1 giường mùa cao điểm. Đây là lợi nhuận vô cùng hấp dẫn, đáng để lưu tâm cho bất kỳ ai tìm hiểu về loại hình kinh doanh đầy thú vị này.