Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet – truyền thông mạng xã hội, KOLs được xem như là một kênh hữu hiệu để các khách sạn triển khai chiến lược Marketing – tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu hơn. Vậy thì KOLs là gì?
Thuật ngữ KOLs là gì?
Thực tế thì việc gọi KOLs là gì chưa chính xác lắm, nhưng với thói quen tìm kiếm thông tin, khi không biết thuật ngữ nào đó – chúng ta thường có xu hướng tra “là gì”. Với KOLs, đúng ra phải thắc mắc KOLs là ai?
KOL/ K.O.L (Key Opinion Leader) là nhân vật có tầm ảnh hưởng với lượng người theo dõi của mình trong một lĩnh vực nào đó. KOLs có thể là ca sĩ, diễn viên, MC, cầu thủ bóng đá, đầu bếp, hot instagram, travel blogger…
KOLs Marketing là gì?
KOLs Marketing là chiến dịch tiếp thị mời KOLs tham gia quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ để tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến thị trường khách hàng tiềm năng.
KOLs gồm những ai?
KOLs được phân loại thành 3 nhóm:
– Celeb (Celebrity): người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều người trong ngành nghề hoặc nhóm tuổi nào đó. Celeb thường làm đại diện hình ảnh, đại sứ thương hiệu cho các nhãn hàng.
– Influencer: người gây ảnh hưởng, bất kỳ người dùng mạng xã hội nào cũng đều có khả năng trở thành Influencer – người có sức ảnh hưởng đến những thị trường hoặc đối tượng nhất định tùy thuộc vào lĩnh vực, hoạt động họ tham gia. Influencer có thể là doanh nhân, blogger, người kể chuyện hài…
– Mass seeder: người có sức ảnh hưởng đến những nhóm khách hàng nhỏ lẻ, có thể chia sẻ nội dung từ Celeb/Influencers để PR – quảng cáo đến các nhóm khách hàng nhỏ này.
Có nên mời KOLs tham gia chiến dịch Marketing của khách sạn?
Các khách sạn khi mời KOLs tham gia chiến dịch Marketing thường sẽ nhắm đến những mục đích:
– Tiếp cận khách hàng tiềm năng mới
– Tăng mức độ phủ sóng, nhận diện thương hiệu
– Cải thiện sự ủng hộ của khách hàng dành cho nhãn hiệu
Nếu có ngân sách – các khách sạn hoàn toàn có thể mời KOLs tham gia chiến dịch Marketing như một giải pháp tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, điểm lưu ý quan trọng khi chọn KOLs là tìm người phù hợp nhất với sản phẩm – dịch vụ mà khách sạn cung cấp chứ không phải là giỏi hay nổi tiếng nhất. Nhân viên Marketing khách sạn cần làm một khảo sát – nghiên cứu khách hàng xem họ đang theo dõi nhân vật nào nhiều nhất, thông qua kênh nào, mối bận tâm về sản phẩm – dịch vụ của họ là gì… để hình dung KOLs khách sạn cần hoạt động trong lĩnh vực nào, mức độ nổi tiếng ra sao.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp KOLs chủ động liên hệ với khách sạn để hợp tác quảng bá. Việc đồng ý hay từ chối cần dựa trên sự xem xét kỹ lưỡng các vấn đề sau:
• KOLs giúp khách sạn tiếp cận thị trường khách nào?
• Thị trường khách đó có phải là khách hàng tiềm năng của khách sạn? (Dựa trên các đặc điểm về khả năng chi tiêu, sở thích, độ tuổi…)
• Khả năng tiếp cận bài đăng/ video về các sản phẩm – dịch vụ tương tự trước đó trên các nền tảng Facebook, Instagram, Youtube như thế nào? (Lượt thích, bình luận, chia sẻ – nội dung các bình luận là gì…)
• KOLs có thể giúp khách sạn quảng bá điều gì?
• Tổng chi phí hợp tác là bao nhiêu? (Có bao gồm vé máy bay, di chuyển…)
• Các lợi ích tiềm năng mà KOLs mang lại có bù đắp chi phí thực tế không?
Dựa trên câu trả lời cho các vấn đề trên, nhân viên phụ trách Marketing khách sạn sẽ xác định được liệu KOLs đó có phù hợp với chiến dịch quảng bá của khách sạn hay không. Và khi chọn được người quảng bá phù hợp, việc triển khai cách thức Marketing như thế nào cho thật tự nhiên, quảng bá mà như không quảng bá là điều mà các nhân viên Marketing của khách sạn cần phải lưu tâm để chiến dịch Marketing thu được kết quả như mong muốn.
Ngoài KOLs thường áp dụng cho các cơ sở lưu trú lớn có ngân sách Marking tương đối dồi dào thì việc quảng bá và bán phòng trên các kênh OTA, website, mạng xã hội cũng là những cách bán phòng hiệu quả nhất hiện nay với chi phí rẻ nhất. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào thì hãy liên hệ với OTAVN để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Nguồn OTAVN tổng hợp: Thông tin nghề Khách sạn/ Du lịch/ Lưu trú