Airbnb hiện có mặt tại gần 200 quốc gia, trong đó có Việt Nam, trở thành một trong những kênh thông tin về OTA bán phòng hiệu quả nhất thế giới – hoạt động trên cơ chế “sharing economy – kinh doanh chia sẻ”, nảy ra từ ý tưởng của nhóm bạn trẻ chia sẻ căn phòng của họ với người khác với “1 cái nệm hơi… và 1 bữa ăn nhẹ buổi sáng bằng ngũ cốc” để “đem lại chút thu nhập” cho chủ nhà. Kinh doanh bán phòng trên Airbnb chắc chắn sẽ không xa lạ gì với thuật ngữ “Host Airbnb”. Vậy bạn có biết Host Airbnb là gì? Kinh nghiệm kinh doanh, làm Host trên Airbnb thế nào là hiệu quả?
Airbnb là website bán phòng trực tuyến; mọi khách thuê nhà tìm kiếm thông tin về phòng/ nhà của bạn trên Airbnb đều quan tâm đến lượng thông tin thực mà bạn cung cấp; trong đó, quan trọng nhất phải kể đến là hình ảnh và review – bao gồm cả tính tiện nghi, phong cách bày trí, cảm nhận của các guest trước đó – trước khi ra quyết định lựa chọn thuê nhà/ phòng của bạn.
Một số thuật ngữ sử dụng trong kinh doanh Airbnb
Trước khi đi tìm cách thức hay quy trình kinh doanh Airbnb có lời, người bán phòng cần hiểu chính xác Airbnb là gì? Airbnb là từ viết tắt của cụm từ Airbed and Breakfast – website/ ứng dụng hỗ trợ đặt phòng, kết nối trực tiếp người cần thuê nhà/ phòng nghỉ với những người có nhà/ phòng cho thuê tại mọi nơi trên thế giới thông qua ứng dụng di động đặt – bán phòng.
- Listing: Listing là một bản thông tin chi tiết về chỗ ở của bạn trên Airbnb. Nó bao gồm mô tả, ảnh, giá cả, quy tắc, và tiện ích của phòng hoặc căn hộ.
- Ngày chặn (Blocking Dates): Đây là ngày mà bạn chọn để không cho phép khách đặt phòng. Bạn có thể chặn ngày này để dành cho việc tự trú hoặc bảo trì.
- Phản Hồi Tự Động (Auto-Response): Một tính năng cho phép bạn cài đặt hệ thống phản hồi tự động cho các yêu cầu đặt phòng. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tạo sự linh hoạt trong việc trả lời khách hàng.
- Chính Sách Hủy Phòng (Cancellation Policy): Đây là quy tắc xác định việc hủy phòng và hoàn trả tiền cho khách hàng trong trường hợp hủy đặt phòng. Airbnb cung cấp ba loại chính sách hủy: Linh hoạt, Trung bình, và Nghiêm Ngặt.
- Phí Dịch Vụ (Service Fee): Đây là khoản phí mà Airbnb tính từ khách hàng khi họ đặt phòng. Phí này giúp Airbnb duy trì và phát triển dịch vụ của họ.
- Nền Tảng Đa OTA (Multi-OTA Platform): Đây là việc sử dụng nhiều kênh thông tin về OTA khác nhau để quảng cáo và quản lý phòng trên nhiều nền tảng, không chỉ là Airbnb.
- Phản Hồi Đánh Giá (Review Response): Điều này cho phép bạn đăng bài đánh giá về khách hàng sau khi họ đã viết đánh giá về chỗ ở của bạn. Điều này giúp bạn chia sẻ ý kiến, cảm ơn khách hàng, hoặc giải quyết các vấn đề.
- Chương Trình Khuyến Mãi (Promotion Program): Airbnb thường có các chương trình khuyến mãi mà bạn có thể tham gia để giảm giá cho khách hàng hoặc tăng hiển thị của listing của bạn.
- Phần Trăm Điểm Đánh Giá (Review Score Percentage): Đây là tỷ lệ phần trăm của đánh giá tích cực mà bạn nhận được từ khách hàng. Điểm này được sử dụng để xác định tình trạng Superhost của bạn và tạo ấn tượng cho khách hàng tiềm năng.
- Người Thuê (Guest): Là khách hàng thuê chỗ ở của bạn thông qua Airbnb.
- Sự Kiện Đặc Biệt (Special Events): Đây là các sự kiện đặc biệt như lễ hội, hội nghị, hoặc sự kiện thể thao lớn mà bạn có thể điều chỉnh giá thuê trong thời gian đó.
Tiềm năng phát triển của Airbnb tại Việt Nam?
Không ngoa khi khẳng định mức độ thành công cực cao khi kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam khi mà lượng khách du lịch, khách công tác có nhu cầu tìm nơi lưu trú (cả ngắn ngày và dài ngày) tăng đột biến qua mỗi năm. Khác với những website đặt phòng trực tuyến hiện có như TripAdvisor, Agoda, Booking… Airbnb mang đến nhiều hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho cả chủ cho thuê phòng lẫn khách thuê phòng – kết nối trực tiếp 2 bên với nhau, đảm bảo có mức giá thỏa thuận cạnh tranh và hài lòng nhất – thủ tục đơn giản, nhanh chóng – độ minh bạch và chính xác cao…
- Tăng cầu du lịch và công tác: Việt Nam là một điểm đến du lịch phổ biến, và sự gia tăng của du khách trong và ngoài nước đang tạo ra nhiều cơ hội cho Airbnb. Nhu cầu về chỗ ở ngắn hạn và lưu trú dài hạn đang tăng cao.
- Phát triển bất động sản và homestay: Nhiều người dân Việt Nam đang chuyển đổi những tài sản không sử dụng thành homestay hoặc chỗ ở ngắn hạn. Airbnb cung cấp một nền tảng để họ tiếp cận thị trường và kết nối với khách hàng tiềm năng.
- Sự linh hoạt và lựa chọn đa dạng: Airbnb cho phép chủ nhà tạo ra các loại chỗ ở đa dạng từ căn hộ chung cư đến biệt thự sang trọng. Điều này đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Trải nghiệm cá nhân hóa: Airbnb tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm du lịch độc đáo và cá nhân hóa cho khách hàng. Điều này thu hút những người muốn trải nghiệm cuộc sống địa phương và văn hóa khi du lịch.
- Phản hồi tích cực: Airbnb thường có cơ chế đánh giá và đánh giá hai chiều giữa chủ nhà và khách hàng. Điều này tạo sự đáng tin cậy và tạo ấn tượng tích cực.
- Khuyến mãi và chương trình thưởng: Airbnb thường có các chương trình khuyến mãi và thưởng cho cả chủ nhà và khách hàng, điều này thúc đẩy tăng cường mối quan hệ và khuyến khích sử dụng dịch vụ.
- Thị trường nội địa và du lịch nội địa: Với sự phát triển của du lịch nội địa tại Việt Nam, Airbnb có thể tập trung vào phục vụ khách hàng trong nước và nâng cao thị trường nội địa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh trên Airbnb của Cơ sở lưu trú
- Tạo một Hồ Sơ Hấp Dẫn:
- Sử dụng mô tả chi tiết và hấp dẫn về chỗ ở của bạn.
- Đảm bảo có ảnh chất lượng cao về chỗ ở và những tiện ích bạn cung cấp.
- Giá Cả Hợp Lý:
- Nghiên cứu giá thuê chỗ ở tại khu vực của bạn để đặt giá cả hợp lý và cạnh tranh.
- Cân nhắc áp dụng giá linh hoạt dựa trên thời gian (ví dụ: giá cao trong mùa du lịch, giảm giá cho đặt phòng dài hạn).
- Sắp Xếp Thời Gian Dành Cho Khách:
- Đảm bảo bạn có thời gian dành cho việc đón tiếp khách và trả lời câu hỏi của họ.
- Đưa ra các quy tắc về thời gian nhận và trả phòng cụ thể và tuân thủ chúng.
- Tiện Ích và Sự Tiện Nghi:
- Cung cấp tiện ích và sự tiện nghi tốt như Wi-Fi, máy lạnh, ấm đun nước, máy giặt, bếp đầy đủ trang thiết bị, và vật dụng vệ sinh.
- Sạch Sẽ Và Gọn Gàng:
- Dọn dẹp chỗ ở thường xuyên và đảm bảo nó luôn sạch sẽ và gọn gàng.
- Cung cấp bộ sạch, gọn, và thơm mát cho khách hàng.
- Giao Tiếp Hiệu Quả:
- Trả lời nhanh chóng cho các câu hỏi và yêu cầu của khách qua ứng dụng Airbnb hoặc qua email/tin nhắn.
- Đảm bảo khách hàng biết cách liên hệ với bạn trong trường hợp cần giúp đỡ hoặc có vấn đề.
- Nhận Xét Và Đánh Giá Tốt:
- Hãy đảm bảo bạn đánh giá khách hàng một cách chân thực sau khi họ đã trải qua chỗ ở của bạn.
- Cố gắng để khách hàng của bạn để lại những đánh giá tích cực cho bạn.
- Chăm Sóc Khách Hàng:
- Luôn lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
- Hỗ trợ họ trong việc tìm hiểu về khu vực xung quanh và đưa ra gợi ý về các hoạt động và điểm tham quan.
- Bảo Mật Và An Ninh:
- Đảm bảo chỗ ở của bạn an toàn và có các thiết bị bảo mật cần thiết (ví dụ: khóa cửa an toàn, camera an ninh nếu cần).
- Luôn Cải Thiện:
- Luôn nỗ lực để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và lắng nghe phản hồi từ họ.
- Tuân Thủ Luật Pháp:
- Luôn tuân thủ các quy định và luật pháp về cho thuê ngắn hạn tại khu vực bạn hoạt động.
- Xác Định Chính Sách Hủy Phòng:
- Xác định rõ ràng chính sách hủy phòng và thông báo nó một cách rõ ràng cho khách hàng.
- Xây Dựng Đánh Giá Tốt:
- Cố gắng để có nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng, vì đánh giá tốt sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn.
Kinh doanh Airbnb thế nào là hiệu quả?
Kinh doanh Airbnb được cho là hiệu quả khi thu được lời, tức tổng doanh thu thu được sau khi trừ đi hết các chi phí liên quan vẫn còn tiền. Muốn đạt được điều này phải tận dụng triệt để số phòng hiện có để bán, đồng thời làm hài lòng khách thuê bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Khâu chuẩn bị kinh doanh phải thật kỹ lưỡng
Tương tự như xây một ngôi nhà, muốn kiêng cố phải có nền móng tốt. Kinh doanh Airbnb cũng vậy, để quá trình bán phòng được thuận lợi, các Host cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi thứ. Cụ thể, có 6 bước bắt đầu kinh doanh Airbnb cần lưu ý, đó là:
- Tham khảo thông tin thị trường và tổng quan ngành Airbnb
- Định hình phong cách thiết kế phòng/ căn hộ đang hướng đến và những tiện ích đi kèm
- Lên kế hoạch và hoạch định tài chính cho hiện tại và tương lai
- Lựa chọn địa điểm kinh doanh
- Đặt bán phòng trên Airbnb và kiểm soát tối ưu hóa hoạt động bán phòng
Một số yếu tố cần chú ý khi đầu tư kinh doanh trên Airbnb
NHÀ ĐI THUÊ/ HAY SỞ HỮU CỦA BẠN
Nhà có sẵn là 1 lợi thế, vì dù đầu tư nhiều hay ít thì nó cũng là nhà của mình, không thích kinh doanh có thể CHo Thuê/ Bán hay sau này Cần thì ở luôn. Và mỗi tháng bớt đi cái khoản lo Tiền Nhà . Và giảm thêm nhiều cái áp lực khác nữa.
+ Nhà đi thuê : Lỗ hay Lời 1 phần lớn ở chỗ này nè . Mình chân thành khuyên những ai sắp làm thì đừng nóng vội. Vì chỉ cần cùng 1 khu vực, tiền nhà bạn thuê cao hơn người khác thuê vài triệu thì bạn cũng đủ đau đầu rồi . Hãy đi xem nhiều nhà, cân nhắc kĩ và tìm hiểu giá mặt bằng chung của khu vực. Khi nào tìm thấy Deal tốt hãy làm, chứ đừng thấy nhà nhà làm thì cũng ĐU THEO.
+ Sữa chữa : luôn luôn nhớ trong đầu “Đây không phải là nhà mình“, nên bạn sữa chữa sau mà lúc bạn đi, thì cái gì bạn cũng mang theo được hết , hãy bớt những cái đầu tư cho chủ nhà. Vì không biết 1 ngày đẹp trời nào sau khi làm xong nhà đẹp đẽ, kinh doanh chưa kịp lãi thì chủ lấy lại nhà .
Và với những căn nhà cũ bạn làm đẹp thành 1 căn nhà mới, bạn phải thật chặt chẽ trong hợp đồng (tính rõ tổng chi phí đầu tư, bảng vẽ thiết kế …vvv) , không thì bạn chỉ nhận được cọc không đáng bao nhiêu so với tiền sữa chữa ban đầu . Đừng để vừa kinh doanh là đã Lỗ Sắp Mặt .
+ Nội thất: Hãy tìm nội thất thanh lý để giảm bớt chi phí, chỉ mua những cái Mới khi thật sự Cần.
+ Vị trí của cơ sở lưu trú: nó cũng là 1 yếu tố hết sức quan trọng , vị trí đẹp luôn là lợi thế (nhưng phải đi đôi với giá hợp lý) .
Nếu xác định cho thuê ngắn hạn thì hãy tìm những quận gần trung tâm như : q1, q3, q4 -bình thạnh-phú nhuận ( giáp quận 1 ).
Nếu xác định cho thuê lâu dài thì q2,q7 ,bình thạnh, q1,phú nhuận, q3, q4, tân bình , những khu vực này cũng rất tốt.
TÀI CHÍNH/ TIỀN ĐẦU TƯ
-Khi bắt tay vào làm, hãy đếm cẩn thận trong túi mình đang có bao nhiêu , mình đầu tư qui mô cỡ nào, vốn của mình trụ được bao lâu, điểm Hoàn Vốn ở đâu. Đừng để đang làm , khách Ế, Hết Tiền rồi phải đi sang lại vì hết tiền đóng tiền nhà
-Với từng đấy tiền, thì sẽ cho bạn lãi bao nhiêu % , và rủi ro bao nhiêu % , có đáng để làm không ? Nếu lãi cao hơn Ngân Hàng khoảng 10% thì mình nghĩ hãy làm còn cá nhân mình nếu lãi ngang ngửa ngân hàng hoặc hơn xíu thì KHỎI LÀM CHO KHOẺ. Vì làm dịch vụ cực lắm luôn ý.
QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CHO KINH DOANH AIRBNB
Khi chúng ta bắt tay vào làm , thì bạn làm vì lý do gì? Vì đam mê, vì theo phong trào, vì cơ hội, vì rảnh , vì đầu tư. Vì cái gì thì Nữa thì nó cũng phải tương xứng với công sức mình bỏ ra. Vì đam mê nhưng đến khi cái đam mê đó làm cho bạn kiệt sức và phá sản thì liệu bạn còn đủ sức mạnh để đi tiếp với nó không. Đam mê nhưng phải THỰC TẾ.
Thời gian đầu khi làm bạn sẽ thấy khoái lắm, đến lúc vừa đi làm, vừa khách ở nhà réo, vừa bước chân ra đi chơi với bạn gái thì khách gọi sửa cái vòi nước, rồi Review xấu, khách củ chuối, vv…vvvv thì lúc đó bắt đầu thấy CHÁN. Rồi đi công tác không có thời gian quản lý, muốn đi chơi cũng ko đi được . ….
– Để tính chi phí cho vận hành thì như mình , mình tính thế này : Phí thuê nhà + Lương ( lương cho bản thân mình hoặc nhân viên, vì nếu đến lúc bạn ko rảnh quản lý thì phải thuê người )
+ Chi phí ( Điện, nước, internet, cleaner, cáp ,tiền xăng xe …)
+ Chi phí khấu hao
+ Tiền chết
+ Chi phí Back Up rủi ro.
Nhiều bạn hay quên tính lương của mình vào lắm, nên đôi khi lúc làm 1 căn thấy có lãi đến lúc mở rộng thuê người thấy sao lãi lại ít hơn vậy .
– Với những bạn kinh doanh ngành này mà vẫn đi làm Full time hay vì muốn thêm nghề phụ thì hãy cân nhắc kĩ khi bạn đi làm thì liệu bạn có đảm bảo được hết không? Hay nó cứ lắt nhắt rất tốn thời gian mà không lãi được bao nhiêu.
+ Giải pháp: Hãy nhờ người quản lý để giúp bạn Save thời gian , dành thời gian đó để Kiếm thêm tiền ở chỗ khác, hoặc enjoy cuộc sống hơn .
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh trên Airbnb hay các kênh OTA
- Hình Ảnh Phòng/Căn Hộ: Đảm bảo rằng ảnh của phòng hoặc căn hộ của bạn đẹp, sắc nét, và chi tiết. Hiển thị càng nhiều tiện nghi và view xung quanh càng tốt.
- Mô Tả Hấp Dẫn: Viết một đoạn mô tả ngắn nhưng hấp dẫn về chỗ ở của bạn. Mô tả mô tả không chỉ về căn phòng mà còn về khu vực xung quanh, điểm tham quan, và tiện ích.
- Tiện Nghi Trong Phòng/Căn Hộ: Liệt kê một cách chi tiết các vật dụng nội thất tiện nghi trong phòng/căn hộ như Wi-Fi, máy lạnh, máy giặt, bếp đầy đủ trang thiết bị, TV, thiết bị vệ sinh, và các tiện ích khác.
- Bảng Giá Chi Tiết: Cung cấp một bảng giá cho thuê chi tiết cho từng loại phòng hoặc hạng phòng. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm phòng phù hợp với ngân sách của họ.
- Guideline: Chuẩn bị nội dung chi tiết trong Guideline (hướng dẫn sử dụng) về cách sử dụng các tiện nghi trong chỗ ở, quy định về thời gian nhận/trả phòng, và các thông tin quan trọng khác.
- Thông Tin Du Lịch: Chuẩn bị bản đồ và một số thông tin du lịch về khu vực xung quanh để khách tham khảo nếu cần.
- Hình Thức Thanh Toán: Đa dạng hóa các tài khoản thanh toán cho khách hàng. Chấp nhận thanh toán qua các hình thức như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, và các phương thức khác.
- Xác Minh Tài Khoản Host: Xác minh tài khoản Host của bạn để tạo niềm tin cho khách hàng.
Một số chú ý để nâng cao trải nghiệm khách hàng trên Airbnb hay các kênh OTA
- Instant Booking (Xác Nhận Tức Thì): Chọn hình thức Instant Booking để cho phép du khách đặt phòng mà không cần gửi yêu cầu. Điều này tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
- Phục Vụ Đơn Giản: Đảm bảo quy trình phục vụ đơn giản và dễ hiểu cho khách hàng. Hãy sắp xếp mọi thứ một cách gọn gàng và dễ sử dụng.
- Phản Hồi Nhanh Chóng: Trả lời nhanh nhất có thể cho các câu hỏi và yêu cầu của khách hàng qua ứng dụng Airbnb hoặc qua email/tin nhắn.
- Đánh Giá Và Phản Hồi: Chú ý đánh giá và trả lời lại cho khách sau khi họ đã trả phòng. Đánh giá tích cực và phản hồi chu đáo tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
- Giao Tiếp Tốt: Sở hữu vốn tiếng Anh và khả năng giao tiếp tốt để dễ dàng trò chuyện và hỗ trợ khách quốc tế.
- Quan Hệ Với Bảo Vệ Và Nhân Viên Vệ Sinh: Nếu có cơ sở lưu trú dạng căn hộ cho thuê có bảo
Các bước đăng ký tài khoản và trở thành host Airbnb
#1. Đăng ký tài khoản để trở thành Host
+ Hoặc nếu không muốn, có thể truy cập trực tiếp vào trang chủ Airbnb theo link: https://airbnb.com/signup_login
+ Nên chọn hình thức đăng ký bằng email để dễ quản lý thông tin tài khoản
+ Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, sau đó nhấn “Sign up” – bấm chọn “Accept” – “Get started”
+ Lúc này, Airbnb sẽ gửi cho bạn thông báo hoàn thành. Khi thông báo hiện ra, hãy chọn “Upload photo” để tải hình đại diện cho tài khoản – sau đó, tiến hành điền số điện thoại xác nhận vào thông báo “Confirm your phone number” và hệ thống sẽ gửi về số điện thoại đó mã code, nhập mã này để xác nhận
+ Tiếp theo, bấm “Resend email” hoặc chọn “Skip for now” và “Start exploring”
+ Giao diện web sẽ trở về trang chủ có hiển thị tài khoản của bạn. Kích vào hình đại diện, chọn “Edit profile” và tiến hành chỉnh sửa các thông tin trong đó – nhấn “Save” để lưu lại.
+ Nhập password cho tài khoản
+ Xác nhận chứng minh nhân dân tại mục “Trust and Verification” – chọn “Provide ID” – “Verify me” – “Government ID” – “Start Verification” – upload hình ảnh mặt trước và sau của chứng minh nhân dân – nhấn “Confirm” – chọn “Gmail” – “Chấp nhận”
+ Sau cùng, chỉ cần truy cập email đã dùng để đăng ký tài khoản để xác nhận
#2. Tạo tài khoản nhận tiền trên Airbnb
+ Quay về giao diện của Airbnb, kích vào ảnh đại diện – chọn “Account setting” – “Payout preferences” – “Add payout method” và chọn điền các thông tin cần thiết (lưu ý phần Zip code, bạn tra mã Zip code của địa phương mình trên Google để điền vào nhé) – bấm “Next”
+ Chọn hình thức thanh toán tiền bán phòng trên Airbnb. Có 3 hình thức là Paypal, Bank transfer và Payoneer. Bạn nên chọn hình thức thứ 2 (Bank transfer) để không phải chịu rủi ro dù thời gian nhận tiền sẽ lâu hơn 2 hình thức kia; còn nếu chọn Paypal thì tỷ giá ngoại tệ thấp và bạn có thể sẽ bị lỗ – chọn Payoneer sẽ bị tính thêm 3% phí chuyển đổi ngoại tệ và trừ phí tín dụng quốc tế. Nhấn chọn “Banks transfer” – bấm “Next” để chuyển sang giao diện khác
+ Hoàn thiện các thông tin trong thông báo “Thiết lập chuyển khoản qua ngân hàng”. Xin lưu ý rằng mỗi ngân hàng sẽ có một mã “Swift code” riêng, bạn tra Google để điền vào cho đúng – bấm “gửi” để hoàn thành
Khi nào Airbnb xác nhận xong thì trạng thái tài khoản ATM của bạn sẽ chuyển từ “Pending verification” sang “Ready”.
#3. Đăng thông tin phòng cho thuê lên Airbnb
+ Quay về giao diện trang chủ, bấm “Become a Host” – “Host your extra space” – “Guest Hosting” – “Continue” và hoàn thiện các thông tin theo 3 mục sau:
– Start with the basics: chỉnh sửa địa điểm cho thuê, kiểu phòng cho thuê (Entire home, Private, Shared room), số lượng khách tối đa có thể ở trong phòng, các tiện nghi…
– Set the scene: upload hình ảnh phòng cho thuê lên trang và viết lời giới thiệu cho những hình ảnh đó – đặt tên nơi cho thuê (name your place)
– Get ready for guest: điền thông tin yêu cầu của host với khách thuê (thời gian cho thuê, thời gian ở tối thiểu, yêu cầu đặt trước bao nhiêu ngày trước khi check-in, giá phòng, phí thêm, phí đặt cọc…)
Video hướng dẫn đăng ký mở tài khoản Airbnb chi tiết từng bước
Trong quá trình đăng ký và hoàn thiện thông tin, bạn sẽ nhận được các thông báo để xác nhận tài khoản, host để đảm bảo các thông tin chính xác và không bị khóa.
Lưu ý để hoạt động kinh doanh Airbnb đúng luật tránh rủi ro về pháp lý
Đăng ký hộ kinh doanh cá thể/ công ty
Đây là các bước cơ bản để một người chuẩn bị kinh doanh homestay, làm airbnb một cách đúng luật, tuy nhiên đây chỉ là những bước cơ bản dựa trên kinh nghiệm cá nhân, còn lại phải liên hệ với cơ quan chính quyền để làm theo đúng những gì họ hướng dẫn nhé. Ngoài ra, các bạn cũng cần chủ động cập nhật các quy định mới nếu có để làm cho đúng luật.
Bọn mình đã ghi ngành nghề kinh doanh là “cho người nước ngoài thuê nhà nguyên căn” vì chưa có quy định riêng cho Airbnb hoặc homestay.
Ưu điểm và quyền lợi của hộ kinh doanh cá thể:
– Tránh được các thủ tục rườm rà
– Không phải khai thuế hằng tháng
– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
– Quy mô gọn nhẹ
– Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
– Được áp dụng chế độ thuế khoán (đối với cho thuê nhà là 10%, bao gồm 5% thuế GTGT + 5% thuế thu nhập cá nhân)
Nhược điểm:
– Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT
– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc
Sau đó UBND quận hướng dẫn bọn mình qua Chi cục Thuế quận để khai mã số thuế cá nhân & đóng thuế môn bài.
Đăng ký PCCC cho hoạt động kinh doanh của CSLT
Làm theo hướng dẫn của Cảnh sát PCCC quận. Tuy nhiên, bọn mình cũng nắm cơ bản về Thông tư 33/2010/TT-BCA để lựa chọn phương án phù hợp:
– Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 7 tầng trở lên phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
– Các cơ sở kinh doanh lưu trú và cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng từ 6 tầng trở xuống phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Đăng ký tạm trú cho khách khi lưu trú tại CSLT của bạn
Đăng ký sử dụng chương trình khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Internet:
https://hochiminh.xuatnhapcanh.gov.vn
https://hanoi.xuatnhapcanh.gov.vn
https://danang.xuatnhapcanh.gov.vn
…
Khai báo & đóng thuế điện tử
Khai báo & đóng thuế điện tử tại:http://thuedientu.gdt.gov.vn
Đóng thuế là nghĩa vụ & là quyền lợi của mọi công dân vì không có ngân sách sẽ chẳng có cầu đường, trường học, bệnh viên, dịch vụ công ích, cơ sở hạ tầng… cho mình xài. Đừng tìm cách trốn thuế rồi ngồi đó chê Việt Nam thế này thế nọ.
BIẾN TƯỚNG HOMESTAY/ CĂN HỘ CHO THUÊ AIRBNB
Homestay là hình thức lưu trú đúng như tên gọi của nó về bản chất khách lưu trú ở cùng, ăn cùng, sinh hoạt với chủ nhà/gia đình chủ nhà, thậm chí tham gia lao động cùng nếu có ở địa phương nơi khách tới du lịch nhằm khám phá, trải nghiệm phong tục, tập quán của người dân địa phương. Còn Airbnb viết tắt của AirBed & Breakfast là hình thức lưu trú giá rẻ dành cho khách du lịch chỉ cần có phòng để ngủ, khởi thủy là việc hai sinh viên ở Mỹ chia một phần căn hộ của mình ra cho khách du lịch thuê sau đó phát triển thành website trung gian đặt phòng giữa người cho thuê căn hộ hoặc một phần căn hộ với khách lưu trú ngày nay. Đa số, chủ nhà ở cùng căn hộ khi có khách thuê phòng. Ở Việt Nam, homestay và airbnb trở thành hình thức kinh doanh đơn thuần là việc cho thuê phòng ở một căn hộ chung cư hay một ngôi nhà biệt lập trang trí kiểu cách lạ để khách thông qua website trung gian tự đến, tự ở và tự dọn đi.
Ở Việt Nam, homestay và airbnb trở thành hình thức kinh doanh đơn thuần là việc cho thuê phòng ở một căn hộ chung cư hay một ngôi nhà biệt lập trang trí kiểu cách lạ để khách thông qua website trung gian tự đến, tự ở và tự dọn đi. Do không ở cùng để giám sát và hỗ trợ khách 24/7 nên mọi sự cố bắt đầu từ những điều không ai nói cho bạn biết khi bạn ném tiền vào kinh doanh homestay và airbnb theo trào lưu.
Với những thông tin về Airbnb chia sẻ trên đây chắc chắn đã giúp bạn hiểu và có nhiều cái nhìn về công việc kinh doanh trên Airbnb là gì cũng như kinh nghiệm làm Host trên Airbnb để kinh doanh bán phòng hiệu quả hơn
Chúc bạn kinh doanh bán phòng trên Airbnb thành công!
TXL/ OTAVN – OTA Việt Nam #otavietnam