Khi chế biến thì thứ gạo quý này được cho vào nồi nấu chín. Mùi hương của cháo gạo toả mùi thơm ngát làm ấm lòng giữa cái se lạnh của núi rừng đại ngàn lộng gió lúc mặt trời xuống núi. Sau khi cháo chín nhừ thì người ta cho thêm chút muối để nồi cháo thêm đậm vị. <!—->
Sau đó người dân mới múc cháo đổ vào những trái bầu khô (quả bầu dùng để đựng thức ăn của bà con đồng bào) rồi mới đậy lại treo lên vách nứa nhà sàn. Cứ như thế đợi đến tháng ba năm sau vào thời điểm phát nương, thì mỗi buổi sáng lên rẫy, thì ai cũng mang theo quả bầu đựng món cháo chua bên cạnh mấy con cá khô, vài trái ớt, quả cà để ăn cùng sau những giờ làm việc đồng án trên nương.
Theo quan niệm của người K’ho là một món ăn bổ dưỡng. Cháo có vị chua xen vị ngọt, có mùi của men rượu. Cháo chua vừa là thứ nước uống để giải khát, vừa chống cảm nắng, tăng sức đề kháng cơ thể. Đây là món ăn rất độc đáo và khó quên./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch