Muốn bánh thơm và dẻo, nhất định phải chọn lúa nếp nương, đặc biệt không được lẫn gạo tẻ. Gạo đem đãi sạch, ngâm nước cho nở rồi đem xay thành bột, sau đó dùng túi vải đựng bột, treo lên cho ráo nước. Ngải cứu để làm bánh phải chọn lá non, còn tươi, tốt nhất là chọn loại ngải cứu có mặt dưới lá màu trắng. Lá ngải cứu sau khi được rửa sạch sẽ đem luộc qua với nước vôi để giữ màu xanh tươi. Ngoài nước vôi, nhiều người còn sử dụng nước tro bếp để luộc lá ngải vì lá ngải nếu được đun trong nước tro rất nhanh nhừ. <!—->
Sau khi luộc nhừ xong, lá ngải được vớt ra, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước rồi cắt nhỏ, cho vào chảo xao đều tay, lửa vừa phải. Việc xao qua lá ngải giúp cho lá bớt đi vị đắng. Sau đó, cho lá ngải vào cối giã nát rồi đem trộn chung với bột, nước đường phên đun sôi và giã nhuyễn. Cuối cùng, bánh được gói bằng là toong sọng rồi đem hấp khoảng 1 tiếng rưỡi là chín. Sau khi hấp xong, bánh thường được treo từng cặp lên sào, ở nơi khô ráo, thoáng. Bánh có thể để nhiều ngày mà không bị thiu, mốc.
Cũng như bánh ngải, bánh toong sọng là thứ bánh dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng, thơm mát của lá ngải như dung hòa độ dẻo, ngọt của gạo nếp, của đường, miếng bánh còn có mùi thơm đặc trưng của lá toong sọng. Bánh toong sọng thường được người Tày ở xã làm trong dịp Tết Đắp nọi hằng năm để thờ cúng tổ tiên./.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch