Bảo Hà nằm ở địa phận xã Đông Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Làng có nghề truyền thống điêu khắc tượng tới nay đã hơn 500 năm tuổi.
Làng tạc tượng Bảo Hà được coi là cái nôi của nghề tạc tượng Việt Nam. Theo truyền thuyết được lưu truyền tại làng thì vào thế kỷ thứ XV, khi nhà Minh đô hộ Việt Nam ( 1407-1427) đã bắt thanh niên trai tráng đưa sang Trung Quốc làm việc tại các xưởng sản xuất, xây dựng lăng tẩm, đền đài. Một trong số những thanh niên ngày đó bị bắt có Nguyễn Công Huệ – người đã học được nghề tạc tượng và sản mài. Sau khi hồi hương, Nguyễn Công Huệ đã truyền lại nghề này cho dân làng. Khi ông mất, dân làng Bảo Hà nhớ ơn lập miếu, tạc tượng và tôn thờ ông như tổ sư của nghề.
Với hơn 500 năm tồn tại và phát triển, làng tạc tượng Bảo Hà từ lâu đã trở thành ngôi làng nổi tiếng với nghề truyền thống độc đao; gắn liền với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng.
Ngay trong thời kỳ phong kiến, nghề tạc tựng Bảo Hà đã nổi tiếng khắp xứ Đông, có nhiều nghệ nhân giỏi được triều đinh trọng dụng, đã từng tạc ngai vàng cho vua. Các nghệ nhân tạc tượng làng Bảo Hà đã đi nhiều nơi trong và ngoài vùng như: Ninh Giang (Hải Dương), Tiên Lãng ( Hải Phòng), làng Nguyễn (Đông Hưng- Thái Bình)… để làm tượng chùa, làm quân rối cho các phường rối… Những tác phẩm tạc tượng do những nghệ nhân làng Bảo Hà làm ra mang có phong cách nghệ thuật riêng và rất độc đáo, và có uy tín, chiếm được cảm tình của nhiều nơi.
Dù hiện nay, làng Bảo Hà đã phát triển thêm nhiều sản phẩm khác nhưng trong lịch sử Bảo Hà đã có tới hơn nửa thiên niên kỷ chuyên tạc tượng Phật. Bên cạnh đó, tinh hoa của làng nghề còn có đôi tượng phỗng – được đặt tại rất nhiều miếu thờ trong vùng.
Những pho tượng gỗ làng Bảo Hà không chỉ tinh xảo về đường nét chạm khắc mà còn có hồn nhờ vào đôi ban tay tài hoa của những nghệ nhân nơi đây. Để tạo nên một pho tượng không hề đơn giản, đầu tiên là phải có chất liệu. Tuy có nhiều loại gỗ có thể sử dụng để tạc tượng như: dối, xoan, sung… nhưng loại gỗ được ưa thích nhất là gỗ mít – loại gỗ vừa mềm, vừa chống được mối mọt, ít bị tác động của nước, lại dễ kiếm và không quá đắt như những loại gỗ quý khác. Tiếp đó từng phần của tượng được cắt gọt, chạm sau đó đến công đoạn sơn, phải sơn nhiều lớp rồi thếp bạc, lọng son, vẽ râu, mắt mũi, sơn màu trang phục…Bức tượng khi hoàn thiện phải đảm bảo nhìn có hồn, trang phục sắc nét, tổng thể sống động và có thần thái riêng. Các nghệ nhân làng Bảo Hà không bao giờ vội vã hay qua loa khi hoàn thành một tác phẩm ngay cả khi đơn đặt hàng nhiều và khách hàng hôi thúc. Thông thường để hoàn thiện một bức tượng phải mất từ 2 tuần tới 1 tháng tùy vào kích thước cũng như nội dung của bức tượng. Thời gian đục đẽo tượng mất khoảng 10 ngày, thời gian sơn vẽ thêm chừng 5 ngày nữa là có một tác phẩm hoàn thiện.
Bên canh nghề làm tạc tượng, làng Bảo Hà còn có nghề chạm khắc và biểu diễn quân rối cạn. Các cụ cao niên trong làng kể rằng: Sự ra đời của nghệ thuật rối cạn cổ truyền làng Bảo Hà xuất phát chính nghề chạm khắc tượng rất nổi tiếng gần xa của làng. Từ hàng trăm năm trước, các bức tượng của làng Bảo Hà đã nổi tiếng, từ đó làng nhận nhiều “đơn đặt hàng” làm quân rối cho các phường rối. Người dân trong làng thấy thú vị và nghĩ đến việc xây dựng một phường rối cạn để phục vụ đời sống tinh thần cho chính dân làng mình, từ đó nghề rối đã ra đời.
Đến Bảo Hà hôm nay, du khách có thể tìm hiểu về quy trình sản xuất một bức tượng. Bên cạnh đó còn có thể thưởng thức rối nước của phường rối nước Minh Tân do nghệ nhân Đào Minh Tuân thành lập và đang hoạt động như một mô hình mới trong công tác bảo tồn vốn văn hóa cổ truyền./.