“vùng đất đặc sản” của tỉnh với những sản vật đặc trưng của
núi rừng, mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của đồng bào địa
phương. Cùng với thắng cố, tương ớt, gạo Séng Cù, thịt treo
gác bếp… bánh khoải trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du
khách thập phương khi đến mảnh đất này.
Bánh khoải được làm từ gạo tẻ. Gạo để làm bánh khoải ngon
nhất là gạo Séng Cù, vì có vị thơm đặc trưng và độ dẻo vừa
phải. Để làm món bánh đặc sản này, người dân vùng cao vo gạo
thật sạch rồi cho lên chõ đồ chín thành cơm. Sau khi đồ chín,
cơm được rải lên chiếc mẹt lớn để đánh cho tơi và làm nguội.
Sau đó, cơm được cho vào cối giã thật nhuyễn rồi đem nắm chặt
thành từng khối hình trụ dài là hoàn thiện các công đoạn làm
bánh. Giã bánh là công đoạn công phu và mất nhiều công sức
nhất. Bánh khoải thường được làm vào dịp giáp tết Nguyên đán,
khi việc nông đã ngơi tay để chuẩn bị đón Tết. Các gia đình
thường cùng nhau sum vầy, đổi công nhau làm bánh khoải. Để tiết
kiệm thời gian và công sức, giờ đây, mỗi bản làng thường có
một vài hộ sắm máy nghiền làm bánh khoải phục vụ gia đình và
hàng xóm. Máy nghiền có thể thay cho công đoạn giã bánh, vốn
mất nhiều công sức nhất, nhưng bánh được giã theo phương pháp
truyền thống sẽ mịn, dẻo và ngon hơn so với nghiền bằng máy.
Bánh khoải có thể ăn nóng hoặc chế biến thành rất nhiều
món ăn khác nhau tùy theo khẩu vị mỗi người. Bánh khoải nóng
có thể chấm với đậu xị, muối vừng hoặc chấm đường. Vị bánh
khoải vừa dẻo, vừa dai, lại được chế biến từ gạo tẻ nên có
thể dùng thường xuyên mà không gây ngán. Bánh khoải có thể được
bảo quản hàng tháng bằng cách ngâm nước, để tủ lạnh hoặc đặt
trên gác bếp. Thay cho phở, mì gói và các loại đồ ăn nhanh,
bánh khoải được dùng làm món ăn sáng, khi lên nương hoặc món ăn
tối. Hiện nay, bánh khoải còn được chế biến để bán cho thực
khách với nhiều cách như để ăn lẩu, ăn kèm thắng cố, nấu như
bánh trôi hoặc nướng, rán vàng… Với hương vị dẻo thơm đặc trưng
từ hạt gạo Séng Cù và cách chế biến đa dạng, bánh khoải
trở thành món ăn vừa giản dị, vừa thơm ngon bổ dưỡng và xứng
danh đặc sản bình dân của Mường Khương.
Để đãi khách đến chơi nhà cũng như làm quà cho du khách phương xa khi
đến Mường Khương, đồng bào các dân tộc Phù Lá, Nùng Dín, Mông,
Pa Dí, Thu Lao… luôn chuẩn bị sẵn nguyên liệu để chế biến bánh
khoải. Cùng với mây núi trập trùng, cùng với những món ăn
truyền thống đã trở thành đặc sản, bánh khoải thêm vào “bộ
sưu tập” tinh hoa ẩm thực của người dân Mường Khương, trở thành
điểm nhấn, níu chân du khách gần xa đến với mảnh đất rẻo cao
biên cương.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch