Tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, cộng đồng người Chăm chủ yếu tập trung sinh sống tại ba ấp Phũm Xoài, Châu Giang và Hòa Long với khoảng 4.500 nhân khẩu và đều theo đạo Hồi giáo Islam. Ảnh: Bảo Ân
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong đã ra đời từ rất sớm, phát triển qua nhiều thế hệ. Được biết, nghề này bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 19. Ảnh: Bảo Ân
Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là một phương tiện mưu sinh, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm nơi đây. Ảnh: Bảo Ân
Trước đây, hầu như mỗi gia đình Chăm đều sở hữu một khung dệt, và nghề dệt trở thành kỹ năng mà bất kỳ phụ nữ Chăm nào cũng thành thạo. Từ khi còn nhỏ, các thiếu nữ đã được học những kỹ thuật dệt cơ bản, và trong thời kỳ hưng thịnh, hàng trăm hộ gia đình tại đây tham gia vào nghề này. Ảnh: Bảo Ân
Các sản phẩm thổ cẩm của người Chăm được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, từ trang phục của phụ nữ như váy, áo, khăn đội đầu, đến xà rông của nam giới… Ảnh: Bảo Ân
Sản phẩm dệt được trang trí bằng nhiều hoa văn và họa tiết tinh xảo như sóng nước, vân mây, ô vuông, kẻ sọc, bông dâu… Đặc biệt, kỹ thuật dệt tay tỉ mỉ, sử dụng sợi tơ nhuộm bằng nguyên liệu tự nhiên đã tạo nên màu sắc tươi sáng và bền đẹp cho sản phẩm. Ảnh: Bảo Ân
Các sản phẩm quà lưu niệm. Ảnh: Bảo Ân
Năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: Bảo Ân
Đăng Huy – Bảo Ân
Chuyên mục: Điểm đến Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch