Đối với đồng bào vùng cao, ngô là cây lương thực chính. Từ hạt ngô, người Mông đã chế biến thành nhiều món ăn độc đáo với hương vị đậm đà, khó quên.
14.00
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin-top:0cm;
mso-para-margin-right:0cm;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0cm;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Mèn mén là món ăn chính hằng ngày của người Mông.
Là một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng nhất, được coi như đặc sản trong văn hóa ẩm thực của người Mông, đó là mèn mén. Để có được món mèn mén thơm ngon phải trải qua khá nhiều thời gian và công đoạn phức tạp. Ngô sau khi thu hoạch về được tách lấy hạt, rồi đem xay, dùng sàng lọc bỏ các hạt ngô to và vỏ ra ngoài chỉ lấy bột mịn.
Để trộn được bột ngon, đủ độ không bị vón hay quá khô, người Mông phải tính toán lượng nước cho phù hợp, vì nếu như bột khô quá khi hấp sẽ rất khó chín, còn nếu như bột quá vón thì món ăn trở lên nát, không ngon miệng. Bột ngô sau khi được trộn đều, tơi cho vào chõ hấp hai lần. Thời gian hấp lần thứ nhất tùy vào từng loại ngô, nếu là ngô non thì chỉ sau khi nước trong chảo sôi, hơi bốc nhiều trên miệng chõ là được, nếu là bột ngô già thì cần thời gian lâu hơn. Do đồ lần đầu tiên chưa chín hẳn nên vẫn phải cho thêm một lượng nước vừa đủ và đảo đều tay để bột không bị vón. Khi thấy bột tơi trở lại thì tiếp tục cho vào chõ để đồ lần hai, cũng là lần cuối cùng, giữ lửa vừa đủ để mèn mén chín đều.
Mèn mén khi chín có hương vị thơm ngon đậm đà. Do là món ăn khô (khá giống bột làm bánh khảo) nên mèn mén thường được ăn kèm với một số món canh, như: rau bí, rau cải, canh xương, canh gà, canh bò… tạo hương vị thơm ngon, đậm đà. Mèn mén được người Mông làm quanh năm, là món ăn chính tại phần lớn các gia đình người Mông.
Ngoài mèn mén, bánh dày ngô cũng là món ẩm thực đặc trưng của người Mông. Để làm bánh, đem hạt ngô già ngâm trong nước khoảng 30 phút, sau đó xay nhỏ, tách bỏ vỏ và mày ngô. Tiếp đó mang đi đồ chín rồi đem giã, khi ngô vẫn còn nóng thì nặn bánh thành miếng hình tròn to bằng bàn tay. Để tạo vị thơm ngon, lấy vừng rửa sạch, rang trên chảo gang, đem về giã qua rồi lăn chung vào bánh. Bánh ăn ngon khi còn nóng, có thể chấm với đường phên đun tan chảy tạo thành hương vị rất riêng biệt không lẫn với loại bánh nào khác.
Nói đến ẩm thực của người Mông không thể không nhắc đến rượu ngô. Người Mông thường dùng các giống ngô địa phương, chủ yếu là ngô tẻ để nấu rượu. Chính nhờ hương vị đặc trưng của giống ngô địa phương, kết hợp loại men lá đặc biệt, cùng với kỹ thuật ủ rượu, chưng cất rượu được đúc kết qua nhiều thế hệ mà người Mông đã cho ra một loại rượu có hương vị đậm đà riêng của mình, không lẫn với các loại rượu khác. Rượu ngô là thức uống được người Mông sử dụng hằng ngày và không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết để cúng tổ tiên, mời anh em, con cháu, bạn bè đến chơi nhà.
Những năm gần đây, khi kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của đồng bào Mông trong tỉnh cũng dần đổi thay và được nâng cao hơn. Nhiều gia đình người Mông đã dùng gạo làm lương thực nhiều hơn để thay cho ngô nhưng với đồng bào Mông, các món ăn chế biến từ hạt ngô vẫn là những món ăn truyền thống khẳng định giá trị văn hóa độc đáo từ lâu đời và là thứ không thể thiếu được trong các dịp lễ, Tết hay vào các buổi chợ phiên.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch