Ẩm thực miền Bắc
Giá bể: Con giá bể Hải Phòng hay được người người dân địa phương gọi là giá biển. Con vật này có hình dạng rất độc đáo, có chân thon nhỏ và cong queo như cọng giá đỗ nên được gọi tên là giá biển.
Giá bể Hải Phòng rất ngon tuy nhiên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để thưởng thức được hương vị đặc biệt đó. Cái thú của món ăn này nằm ở sự chậm rãi và khéo léo, bạn phải dùng đầu lưỡi để tách hai miếng vỏ mọc xung quanh rồi mới có thể tận hưởng được phần thịt ngon ngọt và phần chân giá dai giòn thấm đậm gia vị.
Giá bể Hải Phòng là món lạ miệng làm say lòng không biết bao thực khách khi đến du lịch đất cảng (Ảnh: Sưu tầm)
Nem cua bể: Nem cua bể là sự kết hợp hài hòa giữa trứng gà, thịt lợn nạc, tôm, cua, nấm hương, mộc nhĩ và các loại rau củ quả khác. Chính nhờ sự hòa quyện này mà nem cua bể vừa béo ngậy, vừa thanh ngọt rất dễ ăn. Món nem vuông cua bể thường thưởng thức cùng nước chấm chua ngọt và được ăn kèm cơm hoặc bún.
Cách gói nem này cũng vô cùng độc đáo, gói theo hình vuông, do đó món ăn còn có tên là nem vuông cua bể, nem vuông hay nem vuông hải sản (Ảnh: Sưu tầm)
Ẩm thực miền Trung
Cao lầu: Cao lầu là một loại mì màu vàng, dùng kèm với một ít nước dùng (hầm từ xương heo), có thịt xá xíu, tôm, thịt, ăn kèm với một số loại rau sống và bánh đa chiên (hoặc nướng). Dù có nhiều nét tương đồng với mì Quảng, nhưng cách chế biến Cao lầu thì cực kì công phu và hương vị cũng khác.
Nếu có dịp đến vùng đất Quảng Nam, bạn đừng bỏ qua món cao lầu vì đây chính là đặc sản của người dân Hội An (Ảnh: Sưu tầm)
Cà phê muối: Nếu như Hà Nội nổi tiếng với món cà phê trứng, Sài Gòn có cà phê sữa đá thì ở xứ Huế lại gây thương nhớ với cà phê muối – thức uống “đặc sản” được người dân ưa chuộng của miền cố đô.
Đúng như tên gọi, mỗi cốc gồm sữa đặc bên dưới, thêm lớp sữa lên men với muối và trên cùng là phin cà phê nhôm truyền thống. Thực khách phải kiên nhẫn chờ cà phê nhỏ giọt xuống lớp kem muối trắng tinh. Xong xuôi, chỉ cần khuấy đều là có thể thưởng thức.
Cà phê muối ra đời cách đây hơn 10 năm (Ảnh: Sưu tầm)
Ẩm thực miền Nam
Bún mắm: Bún mắm được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Bún mắm là sự hòa quyện giữa vị cay cay của ớt, chua chua của chanh, thơm nồng của sả, của tỏi kết hợp các loại rau dân dã đặc trưng của miền Tây như điên điển, so đũa, lục bình, súng, kèo nèo, rau đắng… Ngoài ra còn có các loại hải sản tươi ngon như: tôm, cua, mực, cá… kết hợp với sườn heo, thịt heo quay.
Đến với Miền Tây bạn không thể bỏ qua món hấp dẫn mang đậm hương vị nơi đây đó là “bún mắm” (Ảnh: Sưu tầm)
Chả lụi: Chả lụi được làm từ những nguyên liệu cơ bản nhưng được chế biến khá tỉ mỉ. Theo đó, nhân làm từ thịt nạc và tôm xay nhuyễn nêm với gia vị, cho vào cối giã để các gia vị thấm chặt vào nhau. Tiếp đến, thêm một ít nhân vào phần bánh tráng mỏng gói thành hình chữ nhật, phần tôm thịt giã nhuyễn giúp dính chặt với bánh. Xiên chả vào que, quét một lớp dầu nóng rồi đem nướng trên lửa than sao cho bánh có màu vàng hồng đẹp mắt.
Người dân Biên Hoà còn gọi món này bằng cái tên trìu mến “chả lụi huyền thoại” bởi hương vị khó quên (Ảnh: Sưu tầm)
Từ 1/12 đến hết 12/12, trong khuôn khổ chương trình “Cùng Shopee tôn vinh sản phẩm Việt”, ShopeeFood tạo điều kiện cho người dùng tiếp cận với các món Việt đặc sắc trên khắp 3 miền Bắc Trung Nam thông qua các bộ sưu tập như “Ẩm thực miền Bắc, món ngon khó cưỡng”, “Ẩm thực miền Trung, ăn là thương nhớ”, “Ẩm thực miền Nam, đã thử là mê” đồng thời thể hiện mong muốn tôn vinh các đặc sản quê hương, lan tỏa tinh thần gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc thông qua ẩm thực địa phương.
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch