Cá sơn sống và sinh sản nhiều ở vuông tôm, cửa sông như: Bồ Ðề, Tam Giang, Cửa Lớn…, thuộc rừng ngập mặn Năm Căn, Ngọc Hiển. Trước đây, loài cá này gần như không mang lại giá trị kinh tế, lại còn rất phiền cho người dân bởi khi đến mùa, lượng cá sơn rất nhiều, gai và mang của chúng dính chặt vào lú xổ tôm, rất khó khăn trong quá trình vệ sinh lưới…
Khoảng 10 năm trở lại đây, loài cá này mới có giá trị kinh tế, khi được chế biến thành một số món ăn dân dã (mắm cá sơn, cá sơn rim nước mắm, khô cá sơn…) được thực khách bốn phương ưa chuộng, trở thành đặc sản.
Mùa cá sơn bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Cá sơn sống và sinh sản nhiều trong các vuông tôm và các cửa sông vùng ngập mặn.
Làm mắm với số lượng lớn, cơ sở của chị Chuyển dần sử dụng các loại máy móc tự chế thay cho thủ công. (Trong ảnh: Máy trộn thính giúp tăng năng suất, giảm sức lao động).
Cá sơn được trộn thính và nhận trong lu, khạp sành đúng chuẩn với hương vị mắm truyền thống.
Món khô cá sơn chiên giòn có hương vị đặc biệt.
Món cá sơn rim nước mắm của Hợp tác xã Anh Thư “ra mắt” khoảng 3 năm trở lại đây và đang rất “được lòng” thực khách.
Loan Phương thực hiện
Chuyên mục: Cẩm nang Du lịch
Tổng hợp: OTA Việt Nam | Nguồn: TCDL -Trung tâm thông tin du lịch